Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ tạ ơn rừng ở Tây Giang

PV - 09:39, 09/02/2023

Từ một nét văn hóa truyền thống lâu đời, gắn với đời sống tâm linh của đồng bào Cơ Tu, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phát triển nghi lễ tạ ơn thần rừng thành lễ hội truyền thống, tổ chức thường niên vào những ngày đầu năm, nhằm thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên, đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân yên ấm, thịnh vượng.

Người dân Cơ Tu trang trí cây nêu, chuẩn bị cho lễ cúng. Ảnh: T.Q
Người dân Cơ Tu trang trí cây nêu, chuẩn bị cho lễ cúng. Ảnh: T.Q

Năm 2023 là năm thứ 6, UBND huyện Tây Giang tổ chức Lễ hội tạ ơn rừng. Giữa màu xanh ngút ngàn của núi rừng, dưới mái gươl tại Làng sinh thái di sản Pơ mu (xã AXan, Tây Giang), cây nêu và những món lễ vật được người dân chuẩn bị chu đáo.

Già làng sẽ điều hành nghi lễ, còn các chàng trai, cô gái Cơ Tu trong trang phục truyền thống sẽ di chuyển nhịp nhàng thành vòng tròn. Âm thanh vang vọng của tiếng cồng chiêng giữa rừng già Pơ mu như lời nguyện cầu của dân làng gửi đến Giàng (thần linh) và tổ tiên.

Con dê là lễ vật không thể thiếu trong lễ tạ ơn rừng. Ảnh: T.Q
Con dê là lễ vật không thể thiếu trong lễ tạ ơn rừng. Ảnh: T.Q

Tạ ơn rừng được xem là nghi lễ quan trọng của trong một năm, thể hiện lòng biết với thần linh, núi rừng, sông, suối, cây cối, hoa màu… Với họ, có rừng, có Giàng thì con người và muôn loài mới có có thể sinh sống, phát triển.

Bất cứ ai lấy thứ gì từ rừng đều phải xin Giàng và họp bàn với dân làng, tổ chức lễ cúng cẩn thận. Người nào vi phạm sẽ bị làng phạt vạ, thậm chí nghiêm khắc hơn sẽ bị cấm vào rừng. Cộng đồng Cơ Tu nơi đây cũng tin tưởng mẹ rừng, Giàng sẽ luôn mang đến cho họ sức mạnh và che chở, bao bọc trong cuộc sống sinh tồn nơi đại ngàn.

Múa cồng chiêng - nghi thức truyền thống của đồng bào Cơ Tu trong lễ hội tạ ơn rừng. Ảnh: T.Q
Múa cồng chiêng - nghi thức truyền thống của đồng bào Cơ Tu trong lễ hội tạ ơn rừng. Ảnh: T.Q

Lễ hội tạ ơn rừng năm 2023 tại Tây Giang mang ý nghĩa biểu dương, khuyến khích việc giữ rừng của các cộng đồng được giao khoán bảo vệ rừng; bảo tồn các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Đồng thời là cơ hội giáo dục con cháu trong việc giữ rừng, giữ nguồn nước và cuộc sống thiên nhiên.

Biết ơn rừng, chính quyền và người dân Tây Giang luôn nỗ lực trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Ảnh: H.Q
Biết ơn rừng, chính quyền và người dân Tây Giang luôn nỗ lực trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Ảnh: H.Q

Hiện nay, Tây Giang có diện tích rừng hơn 91.368 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm hơn 70% diện tích, với nhiều cánh rừng quý như rừng lim, rừng đỗ quyên... cùng sự đa dạng của các loại động, thực vật quý hiếm khác. Đặc biệt, địa phương này còn giữ gìn được khu rừng Pơ mu cổ thụ, với hơn 2.000 cây có tuổi đời từ vài trăm năm đến cả nghìn năm, trong đó 725 cây Pơ mu đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.