Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lễ kết nghĩa mẹ - con - phong tục đẹp của dân tộc Ê Đê

Lam Anh - 15:15, 22/11/2022

Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Ê Đê, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện Lễ kết nghĩa Mẹ - Con giữa mẹ nuôi (Hyum Niê) và con nuôi (Y Vâng Brông) đến từ buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk theo đúng nghi thức truyền thống của đồng bào Ê Đê.

Đồng bào Ê Đê chuẩn bị rượu cần cho buổi lễ kết nghĩa
Đồng bào Ê Đê chuẩn bị rượu cần cho buổi lễ kết nghĩa

Theo truyền thống của người Ê Đê, mối quan hệ gia đình và dòng họ không chỉ được xây dựng trên cơ sở quan hệ huyết thống, họ hàng mà còn được xây dựng qua sự liên kết giữa những người trùng họ, khác họ trong cùng dân tộc hoặc khác dân tộc. Lễ kết nghĩa thường được xây dựng theo quan hệ cha mẹ - con cái, anh - em, chị - em. Sau Lễ kết nghĩa, người được kết nghĩa sẽ chính thức trở thành thành viên mới của gia đình và dòng họ nhận kết nghĩa. Trong xã hội truyền thống, người được nhận là con kết nghĩa sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định về tinh thần và vật chất. Ngược lại, những người em, người con kết nghĩa sẽ có trách nhiệm đối với bố mẹ nuôi, hoặc anh chị nuôi của mình.

Để tiến hành nghi lễ thì Lễ vật mẹ nuôi có: 1 cái chăn đắp (abăntlâoêlă), 8 cái cồng đeo (kôngspăn), 1 cái bát đồng (Mtil) và áo dân tộc nam. Lễ vật mẹ ruột gồm: 1 con heo, 1 con gà và 1 ché rượu cần (Ceh tang).

Tiết mục hoà tấu chiêng "Drông Tuê" (Đón khách) của người Ê Đê (ảnh: Tuấn Đức)
Tiết mục hoà tấu chiêng "Drông Tuê" (Đón khách) của người Ê Đê (ảnh: Tuấn Đức)

Nghi thức được bắt đầu với bài chiêng “Drông tuê’’ tức là đón khách. Đây là bài chiêng báo cho các vị thần và linh hồn ông bà - những người đã khuất về chứng giám và phù hộ cho gia đình, đồng thời thông báo và mời gọi họ hàng của hai gia đình cùng về dự Lễ kết nghĩa Mẹ - Con, cùng chứng kiến, chung vui buổi Lễ kết nghĩa mẹ - con.

Nghi thức đeo vòng của dòng họ cầu mong sức khoẻ, thể hiện tình cảm và gắn kết mẹ con
Nghi thức đeo vòng của dòng họ cầu mong sức khoẻ, thể hiện tình cảm và gắn kết mẹ con

Để tỏ lòng quý mến, yêu thương, gắn kết nhau, trong Lễ kết nghĩa mẹ - con sẽ diễn ra nghi thức đeo vòng của dòng họ. Già làng đeo chiếc vòng đồng cho mẹ nuôi, con nuôi, những người trong gia đình, cùng với lời chúc sức khỏe, cầu mong điều tốt lành đến với gia đình; thể hiện tình cảm, sự quan tâm đùm bọc và gắn kết mẹ con.“Cái vòng này thần linh sẽ phù hộ cho sức khỏe, cuộc sống no đủ, xuống suối có thần sông, lên rừng có thần núi phù hộ…’’

Đại diện một bên gia đình với lời kể K'han cổ để nhớ lại công lao của những người đi trước với lời nhắn nhủ đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau
Đại diện một bên gia đình với lời kể K'han cổ để nhớ lại công lao của những người đi trước với lời nhắn nhủ đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau

Kế tiếp là kể K’han lời cổ được ngân lên ngay lúc này để hai bên họ hàng cùng giao lưu, gắn kết mật thiết với nhau, gần gũi nhau hơn. Đây là một loại hình văn hóa độc đáo của dân tộc Tây Nguyên nói chung và người Ê Đê nói riêng, một thể loại sử thi trường ca truyền thống của cha ông để lại bao đời nay. Mọi người cùng nghe lời kể K’han để nhớ lại công lao của ông bà cha, mẹ ta đi trước, với những lời nhắn nhủ đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau, những tình cảm thiêng liêng của con người dành cho nhau.

Lễ kết nghĩa mẹ - con được kết thúc bằng màn cồng chiêng độc đáo
Lễ kết nghĩa mẹ - con được kết thúc bằng màn cồng chiêng độc đáo

Như vậy kể từ hôm nay, dưới dự chứng kiến của toàn bộ họ hàng hai bên, hai gia đình. Từ nay, Hyum Niê và Y Vâng Brông chính thức là Mẹ Con. Người Ê Đê có truyền thống mẫu hệ, thể hiện sự kính trọng với người mẹ mang nặng đẻ đau, vì thế người phụ nữ được mời cần rượu đầu tiên, rồi trao cho người kế tiếp trong dòng họ.

Đồng bào Ê Đê hân hoan trong niềm vui kết nghĩa
Đồng bào Ê Đê hân hoan trong niềm vui kết nghĩa

Lễ kết nghĩa là một nét văn hóa đặc sắc thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, sinh hoạt được được dân tộc Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, việc kết nghĩa được làm hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi, mang ý nghĩa tốt đẹp nhằm mong muốn cho mọi người sống chan hòa thân thiết và gắn bó với nhau như anh em một nhà, cùng chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, giàu đẹp.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.