Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023: Nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo

Tiêu Dao - 10:40, 09/03/2023

Tối 8/3 tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng) Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023 chính thức khai mạc. Đây là lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của đạo Phật.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023 chính thức khai
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023 chính thức khai

Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, là nỗ lực của người dân địa phương trong việc phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là dịp để đồng bào Phật tử nói riêng và nhân dân nói chung cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người.

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Đến năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được UBND TP. Đà Nẵng chủ trì tổ chức với quy mô cấp thành phố.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Vinh - Trụ trì chùa Quán Thế Âm (TP. Đà Nẵng), Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn 2023 có thể sẽ thu hút hàng triệu người về tham dự. Cũng như bao lễ hội khác, Lễ hội Quán Thế Âm bao gồm hai phần: Lễ và hội. Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hòa quyện với phần hội là những sinh hoạt văn hóa cổ truyền đậm tính nhân văn. Nội dung phần lễ gồm: Lễ rước ánh sáng, Lễ khai kinh, Lễ trai đàn chẩn tế, Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế âm và dân tộc, Lễ rước tượng Quan Âm.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/3 (nhằm ngày 17 - 19/2 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo đồng bào Phật tử, Nhân dân và du khách tham gia. Các hoạt động chính diễn ra tại Lễ hội bao gồm: Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm (Lễ Chính thức) diễn ra lúc 7 giờ ngày 10/3 (ngày 19/2 âm lịch); Lễ dâng hương Tưởng niệm Huyền Trân Công chúa, Lễ tế Xuân cầu Quốc thái-Dân an; Công bố, trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho độc bản Lá Bồ Đề lớn nhất mạ vàng 24k và cho độc bản 16 bức tranh sứ màu cẩn trên tường 4 tháp Chùa Quán Thế Âm.

Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội sẽ có hoạt động diễn thuyết về giá trị Ma nhai Ngũ Hành Sơn, mới được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến, nhấn mạnh: Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn - di tích quốc gia đặc biệt, là niềm tự hào của người dân thành phố, nơi đây không chỉ là một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Đà Nẵng, mà còn gắn bó, hòa quyện với đời sống tâm linh của người dân thành phố.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.