Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lê Hàn Quốc và sinh kế mới của nông dân Xăm Khòe

Nghĩa Hiệp - 10:13, 22/11/2019

Những năm gần đây, dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc do tổ chức Good Neighbor International (GNI) tại Việt Nam triển khai, thực hiện tại xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống trên địa bàn. Với đặc tính ngắn ngày, năng suất tốt, dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc đang trở thành sinh kế mới để người dân vùng dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc của người dân xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình)
Dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc của người dân xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình)

Trước đây, cuộc sống của nông dân xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu phụ thuộc vào nông nghiệp, sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa và các loại cây rau, đậu, ớt... Mô hình trồng dưa lê siêu ngọt Hàn Quốc được tổ chức GNJ đưa vào trồng thử nghiệm với sự tham gia của 10 hộ gia đình ở hai xóm Sun và Xuân Tiến, trên diện tích gần 5ha.

Là người đầu tiên và có diện tích trồng dưa lê siêu ngọt lớn nhất ở Xăm Khòe, anh Hà Văn Thoản, xóm Sun cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu trồng ớt, nhưng hiệu quả kinh tế không được cao. Được cán bộ GNI tuyên truyền về hiệu quả trồng dưa lê siêu ngọt lấy giống từ Hàn Quốc và hướng dẫn kỹ thuật, phương thức gieo trồng, ngay vụ đầu tiên đã có hiệu quả kinh tế. Đến nay, gia đình tôi mở rộng trồng hơn 1.000m2, giá dưa tháng 9 vừa qua dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, giúp gia đình tôi có nguồn thu ổn định”.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mai Châu, trong 9 tháng đầu năm 2019, diện tích cây trồng đặc sản ngắn ngày này đang được nông dân xã Xăm Khòe nhân rộng. Tại hai xóm Xuân Tiến và Sun đã trồng giống dưa đặc sản này là 2ha, trong đó đã xây dựng được 1 khu trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà lưới có diện tích 1.500m2. Tổ chức GNJ không chỉ hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật mà còn kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trong mô hình tại các siêu thị lớn ở Hà Nội.

Bình quân mỗi vụ thu hoạch, người dân trồng dưa trên địa bàn xã Xăm Khòe thu về 40 - 50 triệu đồng. Đặc biệt, đây là giống dưa ngắn ngày, cứ 3 tháng là có thể thu hoạch.

Ông Ngần Văn Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Xăm Khòe cho biết: Việc trồng dưa lê siêu ngọt giống Hàn Quốc giúp bà con tận dụng được quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích canh tác mà còn mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Đây là giống dưa mới cho giá trị kinh tế cao, thị trường còn ít, nên cơ hội giúp nông dân xây dựng cánh đồng đạt giá trị trên 500 triệu đồng/ha/năm và làm giàu từ nông nghiệp là khả thi. Hiện nay, mỗi vụ thu hoạch đều có thương lái đến tận vườn để thu mua và bán ra thị trường.

Hiện, chính quyền huyện Mai Châu đang phối hợp với các ngành chức năng khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dưa lê Hàn Quốc, áp dụng quy trình quản lý dịch hại, bảo vệ cây trồng, đảm bảo năng suất và đầu ra ổn định cho sản phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.