Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lấp lánh nữ thần Kâyno dưới những mái chùa Khmer

PV - 14:32, 24/01/2019

Ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện có gần 500 chùa Khmer lớn nhỏ, mỗi ngôi chùa được xem là sự tổng hợp hài hòa về những yếu tố tạo hình, tạo dáng, điêu khắc, kiến trúc, hội họa.

Trong kho tàng di sản kiến trúc Khmer, chùa Khmer có một vị trí hết sức quan trọng, bởi ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật và xã hội của nó trong đời sống người dân. Ngôi chùa không những là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong khu vực. Ngôi chùa với những đặc điểm kiến trúc hết sức độc đáo và có nhiều nét riêng biệt, đặc sắc; là một công trình công cộng quan trọng bậc nhất trong phum sóc.

Phù điêu nữ thần Kâyno chùa Cà Săng (TX. Vĩnh Châu-Sóc Trăng). Phù điêu nữ thần Kâyno chùa Cà Săng (TX. Vĩnh Châu-Sóc Trăng).

Ngôi chánh điện thường xây dựng trên nền cao từ 0,5-1m và như được cao thêm bởi hàng cột đứng thẳng bên ngoài hành lang. Kiến trúc nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất ở mặt đứng ngôi chánh điện chính là trên các đầu cột ở bốn góc được trang trí hình tượng chim thần Krud mình người đầu chim, trên đầu cột còn lại, là các tượng nữ thần có cánh Kâyno. Các tượng nữ thần Kâyno này ở tư thế vươn lên đỡ lấy diềm mái, tạo sự chuyển tiếp giữa phương đứng của các cột và phương ngang của mái.

Diềm mái được trang trí đầy hoa văn chạy suốt chiều dài ngôi chánh điện, với nghệ thuật cách điệu tinh tế, dùng để trang trí dưới các hiên chùa, tạo đường nét nhẹ nhàng, thanh thoát cho các công trình trong quần thể kiến trúc đa dạng, độc đáo và sinh động.

Phù điêu nữ thần Kâyno chùa Âng (huyện Châu Thành-Trà Vinh). Phù điêu nữ thần Kâyno chùa Âng (huyện Châu Thành-Trà Vinh).

Theo Ấn Độ giáo, Apsara là những tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, cử chỉ thanh thoát, duyên dáng và múa hát điêu luyện. Họ là vợ của các nhạc công nơi tiên giới Gandharva và thường đàn ca, múa hát cho các vị thần. Apsara đồng thời là các tì nữ hầu hạ thần Indra-vua của các vị thần. Vị thần này hiện thân của chiến tranh, giông bão và mưa gió.

Theo truyền thuyết, Apsara được ra đời từ việc khuấy biển sữa để lấy thuốc trường sinh của hai vị thần. Đó là bắt nguồn từ câu chuyện về cuộc chiến tranh kéo dài hàng nghìn năm của thần thiện và thần ác. Trong khi cuộc chiến xảy ra thì dưới biển sữa sinh ra hàng nghìn cô tiên nữ Apsara xinh đẹp.

baodantoc_chua_khmer_1

Cũng chính từ truyền thuyết này, Apsara trở thành tên gọi của một điệu múa nổi tiếng-nghệ thuật múa Apsara. Đặc trưng của điệu múa là một vũ nữ Apsara dẫn đầu nhóm vũ nữ trình diễn các động tác tinh tế như những nàng tiên vui chơi giữa khu vườn hồng.

Những động tác múa rất chậm rãi và tinh tế thể hiện nét độc đáo của nghệ thuật múa Apsara không giống như các điệu múa khác trên thế giới. Các cô gái Apsara duyên dáng, đầy đặn và căng tràn nhựa sống chính là một biểu tượng cho tinh thần của người Khmer. Với họ, Apsara chính là một vị nữ thần Kâyno, mang một vẻ đẹp hoàn mĩ.

Theo ông Săng Sết, nhà nghiên cứu văn hóa Khmer ở Trà Vinh cho biết: Nữ thần có cánh Kâyno lấp lánh trong kiến trúc của ngôi chùa Khmer, ở trên các đầu cột nâng mái chùa như chiếc mũ đội đầu của nàng tiên nữ. Bao năm qua, với người Khmer, xung quanh mái hiên chùa Khmer giống như một nàng tiên giáng trần. Nàng đang múa một điệu Apsara say lòng người giữa trời với chiếc váy nhiều màu sặc sỡ sáng lấp lánh.

“Những phù điêu có khuôn mặt tiên nữ Apsara tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng. Mỗi công trình đều là một chỉnh thể mỹ thuật hoàn hảo nó chứa đựng triết lý sâu xa với trái tim đầy nhiệt huyết và bàn tay điêu luyện của nghệ nhân người Khmer, với lòng mong mỏi nàng sẽ đem lại cho họ một cuộc sống hòa bình, yên ấm và thịnh vượng”, ông Săng Sết nói.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.