Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lão nông xứ Tuyên và những chiếc máy tiện lợi

Hoàng Quý - 10:22, 22/06/2020

Khi nhắc đến những chiếc máy gieo hạt 4 trong 1, máy hút sâu chè; máy bón phân tra hạt, máy bốc mía hay máy nhổ sắn…, chúng ta liên tưởng ngay đến những công trình nghiên cứu khoa học tiên tiến. Thế nhưng ít ai biết rằng, đó lại là những sản phẩm được làm ra từ bàn tay của một người nông dân chân lấm tay bùn, đó là ông Nguyễn Văn Hoàn ở xã Phú Lâm (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).

Ông Nguyễn Văn Hoàn và chiếc máy 4 trong 1 của mình.
Ông Nguyễn Văn Hoàn và chiếc máy 4 trong 1 của mình.

Trong chuyến công tác tại Tuyên Quang, chúng tôi có dịp ghé thăm ông Nguyễn Văn Hoàn, người đã nổi tiếng gần xa cùng với những chiếc máy tự sáng chế của mình. Theo sự chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đến nhà ông Hoàn cuối thôn Tiền Phong (xã Phú Lâm), ngay từ ngoài cửa đã nhìn thấy ngổn ngang sắt thép, que hàn điện, ống nhựa, động cơ xe máy…

Tiếp chúng tôi trong khu xưởng của mình, ông Hoàn kể, gia đình ông có hơn 12ha chè, từ năm 2010, gia đình ông và bà con trong xã chuyển đổi sản xuất chè đại trà sang sản xuất chè sạch, đặc sản. Theo đó, để sản xuất ra sản phẩm sạch, người nông dân tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, toàn bộ công việc phải làm thủ công. Trong đó, việc bắt sâu hại trên cây chè bằng tay là công việc tốn nhiều thời gian, công sức nhất nhưng hiệu quả không cao. Chính vì thế, ông đã lên ý tưởng thực hiện chiếc máy đầu tiên của mình, máy hút sâu chè.

“Mới đầu làm, tôi không nhớ nổi mình đã thất bại bao nhiêu lần. Nhiều lúc đem máy ra thử nghiệm, chẳng những không hút được sâu mà còn làm hỏng hết cả búp chè”, ông Hoàn cười nói.

Tuy nhiên, trời không phụ lòng người, nhờ những cố gắng của bản thân, cùng những kiến thức trên sách, báo, cuối cùng thì chiếc máy hút sâu chè của ông Hoàn cũng ra đời. Chiếc máy này không chỉ hút được các loại sâu hại như rầy xanh, bọ xít muỗi, sâu ăn lá... trên cây chè mà còn có thể áp dụng trong canh tác rau sạch.

Tiếp nối thành công từ chiếc máy hút sâu, ông Hoàn lại tiếp tục lên ý tưởng và thực hiện cải tiến rất nhiều loại máy khác như máy bón phân tra hạt, máy bốc mía hay máy nhổ sắn… Đặc biệt nhất phải kể đến chiếc máy gieo hạt “4 trong 1”, chiếc máy này có thể thực hiện gieo hạt, đánh rạch, lấp rạch và bón phân.

Ông Hoàn cho biết, máy có thể gieo được nhiều loại hạt với kích cỡ và số lượng khác nhau như ngô, đậu xanh, đậu nành, lạc... Đặc biệt máy giúp giảm nhân công, sức lao động trên một diện tích đất. Đối với những loại hạt có mật độ gieo trên 15cm như đậu nành, ngô thì 1 nhân công có thể gieo được 2 mẫu/ngày. Đối với loại hạt có mật độ gieo dưới 10cm như đậu xanh thì 1 nhân công có thể gieo được 1,5 mẫu/ngày.

Không chỉ say mê, sáng tạo trong chế tạo, cải tiến máy móc, ông Hoàn còn được biết đến là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh. Hiện, gia đình ông trồng hơn 2ha chè, 6ha keo, mía và cây ăn quả như cam, bưởi trên đất đồi… cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm.

Được biết, với những phát minh sáng chế của mình, ông Hoàn đã nhận được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi nhà nông sáng tạo; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng hội viên nông dân xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước từ năm 2005 đến 2009; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho sáng chế “Lưỡi dao máy đốn chè hình chữ S”, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 2016...

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.