Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Lao động giá rẻ… đến bao giờ

PV - 14:27, 13/05/2019

Trong suốt một thời gian dài, Việt Nam tự hào có đội ngũ lao động trẻ, rẻ khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn ngoại ồ ạt đổ vào nhiều lĩnh vực. Thế nhưng tới nay, những lợi thế về thị trường lao động giá rẻ đã không còn phù hợp trước xu thế đầu tư phát triển đi vào chiều sâu.

Mặc dù đánh giá cao điều kiện đầu tư tại Việt Nam, song nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước liên tục than phiền về năng suất lao động. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp. Năm 2016 chỉ đạt 9.900 USD/người, trong khi đó Singapore là 141.200 USD/người, Brunei: 137.800 USD/người, Malaysia: 56.100 USD/người, Lào: 11.300 USD/người… Năm 2017 và năm 2018 năng suất lao động của Việt Nam có tăng nhưng vẫn ở mức thấp và có nguy cơ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP cả nước.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Nguyên nhân dẫn đến thực tế trên chính là do thiếu trầm trọng lao động tay nghề cao, lao động kỹ thuật cao, mặc dù trình độ chuyên môn của lao động có cải thiện. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là doanh nghiệp lại chậm đổi mới khoa học công nghệ.

Về tay nghề của đội ngũ công nhân, đơn cử tại TP. Hồ Chí Minh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng lao động tay nghề thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh, cơ cấu trình độ lao động trên địa bàn Thành phố (tính đến cuối năm 2017) như sau: Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên là 22,43%; tỷ lệ lao động đào tạo từ 3 tháng đến bậc cao đẳng chiếm 31,5%; lao động không có bằng và không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao (46,07%).

Mới đây, UBND TP. Hồ Chí Minh thông tin, hiện nay trên địa bàn thành phố có 544 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với khoảng 84% học viên có trình độ sơ cấp, 6% trình độ trung cấp, 10% trình độ cao đẳng. Tại các khu công nghiệp khu chế xuất, công nhân tập trung chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều lao động như: May, thủy tinh, nữ trang, sản xuất vật liệu xây dựng…

Muốn xóa bỏ “lối mòn” về lao động giá rẻ, vấn đề đặt ra là công nhân phải học hỏi, rèn luyện, nâng cao tay nghề là cần thiết. Tuy nhiên, sự nỗ lực đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, trình độ kỹ thuật từ phía công nhân là chưa đủ, mà còn cần sự hỗ trợ của các bên liên quan. Do đó, doanh nghiệp phải tiên phong, phải chủ động đổi mới sản xuất bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại, thay đổi công nghệ lạc hậu..

Nói tóm lại, thời gian tới, chúng ta rất cần người sử dụng lao động và người lao động cùng thay đổi theo chiều hướng thích nghi với thực tiễn. Chỉ khi nào con người được đào tạo trình độ cao, máy móc được cải tiến thì chúng ta mới thực sự thoát khỏi tình trạng lao động giá rẻ.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!