Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Thành quả sau 5 năm thực hiện Đề án 06 về giáo dục

Trọng Bảo - 11:56, 29/01/2021

Sau 5 năm thực hiện Đề án số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao", trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song tỉnh Lào Cai vẫn cân đối nguồn lực lên đến 1.600 tỷ đồng dành cho Đề án, khẳng định quyết tâm chính trị của tỉnh trong chiến lược nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

Việc triển khai có hiệu quả Đề án 06 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở tỉnh vùng cao Lào Cai
Việc triển khai có hiệu quả Đề án 06 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở tỉnh vùng cao Lào Cai

Một trong những nội dung mà Đề án 06 triển khai đó là, sáp nhập trường và xóa điểm trường lẻ, qua đó góp phần thay đổi quy mô, mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn từ vùng thấp đến vùng cao.

Năm 2015, Trường Tiểu học Nậm Chạc và Trường THCS Nậm Chạc, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát được sáp nhập thành Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Nậm Chạc. Vượt qua những khó khăn ban đầu, việc sáp nhập 2 trường đã đem lại hiệu quả, tạo môi trường giáo dục ngày càng đổi mới. 

Thầy giáo Nguyễn Đức Vinh, Hiệu trưởng nhà cho biết: Trước khi sáp nhập, Trường THCS Nậm Chạc gặp không ít khó khăn như thiếu phòng thư viện, thiếu giáo viên chuyên biệt, cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều… Khi sáp nhập, 2 trường bổ sung, hỗ trợ nhau nên tháo gỡ được khó khăn này. Thầy và trò nhà trường phấn khởi, vì trường được đầu tư xây dựng thêm dãy nhà 3 tầng gồm 9 phòng học, nhà ăn cho học sinh bán trú, 2 nhà vệ sinh, cảnh quan trường được bố trí lại khoa học hơn.

Theo thống kế của ngành giáo dục Lào Cai, thực hiện Đề án 06, toàn tỉnh đã sáp nhập 137 trường thành 67 trường; các địa phương cũng sáp nhập 194/232 điểm trường lẻ mầm non với tiểu học...; Đặc biệt, cách đây 5 năm, khái niệm về trường học chất lượng cao, trường học thông minh đối ở Lào Cai còn khá xa lạ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những mô hình mới và hiện đại này, đang trở thành mục tiêu phấn đấu của không ít trường học trên địa bàn tỉnh.

Tại Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (thành phố Lào Cai), học sinh rất hào hứng với mô hình lớp học thông minh, được nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh bằng những giờ học có giáo viên người nước ngoài. Đặc biệt, nhà trường tổ chức nhiều giờ học kết nối với giáo viên và học sinh các nước như Anh, Mỹ, Singapore, Ấn Độ; các hoạt động trải nghiệm, giáo dục STEM, khuyến khích ý tưởng sáng tạo của học sinh.

Hay như tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, hiện nay 4 chương trình giáo dục thông minh đang được triển khai như, Wifi thông minh, thẻ học sinh thông minh, học và thi kết nối trực tuyến, quản lý hệ thống bài giảng và giáo án điện tử của thầy cô giáo qua mạng Internet. Thầy giáo Nguyễn Minh Thuận, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Điều thú vị là phần mềm học và thi kết nối trực tuyến là một mô hình dạy học đảo ngược, học sinh được chủ động tiếp cận trước kiến thức qua phần mềm, sau đó cùng thảo luận tại giờ học trên lớp. Giáo dục thông minh đang là mục tiêu đổi mới giáo dục nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, xây dựng môi trường giáo dục hiện đại.

Các em học sinh được học tập với trang thiết bị đầy đủ
Các em học sinh được học tập với trang thiết bị đầy đủ

“' Để tạo bước đột phá và điểm nhấn trong giáo dục hội nhập, những năm qua, việc dạy học tiếng Anh và tiếng Trung Quốc được đẩy mạnh. Các trường học ở TP. Lào Cai cũng tiếp nhận 10 lượt tình nguyện viên nước ngoài đến giảng dạy…”, bà Trần Thị Thùy Dung, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Lào Cai cho biết thêm.

Từ năm học 2020-2021, ngành Giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu bằng việc dạy sách giáo khoa mới đối với học sinh lớp 1. Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng có những yêu cầu mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường, lớp học, việc huy động học sinh về trường chính học tập và đội ngũ giáo viên…Do vậy, những kết quả mà ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai đã đạt được từ việc thực hiện Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2016-2020”,  sẽ là tiền đề quan trọng để địa phương thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục.

Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Lào Cai đã đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 64%; hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà công vụ giáo viên và nhà ở học sinh bán trú, nhà vệ sinh, nhà ăn, bếp... 100% cơ sở giáo dục có nhà lớp học kiên cố tại trường chính; đáp ứng đủ phòng học để học 2 buổi/ngày. Hiện nay, tất cả cơ sở giáo dục đã kết nối mạng internet phục vụ giảng dạy và học tập…

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.