Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Lào Cai: Nỗi lo từ những quả “bom nước”

PV - 10:26, 31/07/2019

Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai các thủy điện vừa và nhỏ phát triển khá nhanh. Việc phát triển ồ ạt các thủy điện cũng đã và đang kéo theo những hệ lụy, trong đó có việc mất an toàn trong quá trình xả lũ và bảo đảm an toàn các hồ đập.

Cầu treo bản Dền, xã Bản Hồ bị cuốn trôi trong trận lũ ngày 24/6. Cầu treo bản Dền, xã Bản Hồ bị cuốn trôi trong trận lũ ngày 24/6.

Xả lũ sai quy trình

Trong những ngày gần đây, người dân ở xã Bản Hồ, huyện Sa Pa rất bức xúc trước những hệ lụy do các dự án thủy điện Sử Pán 1 trên địa bàn xã gây ra. Vấn đề này, Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 16/7 có đăng tải bài viết, “Nhà máy thủy điện Sử Pán 1: Xả lũ sai quy trình-chính quyền xã yêu cầu xử lý trách nhiệm”. Thế nhưng cho đến nay, phía nhà máy vẫn chưa giải quyết dứt điểm cho người dân.

Điều đáng nói, việc xả lũ sai quy trình không phải là việc hy hữu. Trước đó, ngày 21/7/2014, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và số 3 mực nước lưu lượng nước đổ về hồ chứa lớn, Nhà máy thủy điện Cốc Ly (huyện Bắc Hà công suất 90MW, lớn nhất ở Lào Cai) tiến hành xả lũ. Sau hơn hai giờ xả nước, mức lũ trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng (huyện Bảo Yên) đã lên cao xấp xỉ mức báo động cấp 3, gây ngập lụt và thiệt hại 130ha lúa và hoa màu của người dân các xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) và 9 xã thuộc huyện Bảo Yên. Trong đó, có nhiều diện tích lúa bị mất trắng. Rất may việc xả lũ của nhà máy thủy điện đã không gây thiệt hại về người.

Sau khi thiên tai xảy ra, các cơ quan ban ngành liên quan tỉnh Lào Cai đã tiến hành kiểm tra, đánh giá việc vận hành xả lũ của nhà máy. Theo đó, việc xả lũ của Nhà máy thủy điện Cốc Ly có nhiều sai sót. Đó là, việc thống kê kết quả quan trắc chưa đúng theo thời gian quy định, việc vận hành hồ chứa đón lũ chưa linh hoạt, lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng nước về hồ từ 1-4%, công tác xác nhận thông tin phát ra chưa đầy đủ nên gây ra lũ lớn cho hạ lưu. Việc khắc phục hậu quả thiệt hại, sau đó đã được nhà máy thủy điện thống kê, đền bù, hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người dân.

Thủy điện “mọc” như nấm

Trao đổi với phóng viên về việc quản lý, vận hành các hồ thủy điện trên địa bàn, ông Phan Văn Cương, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết: Ngay sau vụ việc xả lũ của thủy điện Cốc Ly thì, ngành công thương đã tăng cường công tác quản lý đối với các nhà máy thủy điện.

“Hằng năm, trước mùa lũ, chúng tôi đều đôn đốc nhắc nhở các đơn vị thủy điện thực hiện đúng quy trình, có chế độ thông tin đầy đủ trong quá trình vận hành trong mùa lũ. Đặc biệt là, các dự án thủy điện xả tràn có cửa van. Hiện nay, toàn tỉnh Lào Cai có 51 dự án thủy điện đang hoạt động, trong đó có 10 dự án thủy điện xả tràn có cửa van còn lại cơ bản là xả tràn tự do. Qau kiểm tra, tất cả các hồ thủy điện đều bảo đảm an toàn hồ đập”, ông Cương thông tin.

Trả lời của cơ quan chức năng là như vậy; tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc quản lý các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang có rất nhiều bất cập. Nhiều thủy điện với quy mô hàng nghìn tỷ đồng ngang nhiên xây dựng trong khi thiếu rất nhiều các thủ tục cần thiết.

Ví dụ như, dự án Nhà máy thủy điện Bản Hồ (xã Bản Hồ, huyện Sa Pa) được Công ty cổ phần Công nghiệp Việt Long (trụ sở tại tầng 2, Tòa nhà Hội trường, số 12 Đào Tấn, Hà Nội) đã tự ý khởi công công trình, mặc dù chưa có quyết định chủ trương đầu tư dự án. Đơn vị này vừa thi công vừa xin nâng công suất của nhà máy 5MW lên 9MW. Đến ngày 15/3/2019 thì, công ty này mới có đơn gửi UBND tỉnh Lào Cai để xin thuê đất xây dựng công trình. Hiện tại, dự án đã bị dừng thi công, nhưng việc làm của chủ đầu tư là thiếu tôn trọng người dân địa phương cũng như đặt ra câu hỏi lớn trong quản lý của chính quyền địa phương.

Một công trình thủy điện khác cũng mắc hàng loạt sai phạm khi bị thanh tra là, Nhà máy thủy điện Tả Thàng được xây dựng tại thôn Tả Thàng, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng; phần hồ chứa xây dựng tại thôn Nâm Lang, xã Suối Thầu huyện Sa Pa.

Dự án khởi công năm 2008 và phát điện vào tháng 10/2013, với công suất 60MW, điện lượng bình quân đạt 270 triệu KWh. Công trình với quy mô lớn như vậy nhưng tồn tại rất nhiều sai phạm khi được thanh tra: Không có giấy phép xây dựng, không thực hiện kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình theo quy định; chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện Sa Pa và huyện Bảo Thắng được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt; không có quyết định cho thuê đất, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nợ đọng hơn 40 tỷ đồng tiền thuế các loại…

Các dự án thủy điện đã và đang tiếp tục xây dựng, việc quản lý các dự án này trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua, đã và đang tồn tại rất nhiều bất cập; vi phạm các quy định của nhà nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ an toàn hồ đập. Người dân đang phải sống trong nỗi lo dưới các quả “bom nước” trong mùa mưa lũ, còn các “bom nước” này thì vẫn tiếp tục được hình thành qua từng năm.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!