Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lào Cai: Những kết quả bước đầu trong triển khai Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Trọng Bảo - 20:47, 10/08/2023

Với đặc thù vùng cao, việc thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ, bảo vệ quyền của trẻ em ở Lào Cai còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã từng bước giải quyết những hạn chế này.

Các tiểu dự án tạo sinh kế đã từng bước cải thiện thu nhập cho phụ nữ vùng cao ở Lào Cai
Các tiểu dự án tạo sinh kế đã từng bước cải thiện thu nhập cho phụ nữ vùng cao ở Lào Cai

Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG 1719 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, đã tạo nguồn lực, động lực, cơ chế để các cấp hội phụ nữ chức các hoạt động thiết thực. Đây là lần đầu tiên có riêng một dự án thành phần về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em một cách bài bản.

Thống kê từ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai, các mô hình, hoạt động triển khai trên địa bàn đã đạt được những kết quả tích cực; được cán bộ, hội viên phụ nữ, Nhân dân đón nhận, ủng hộ. Cụ thể, năm 2022 với nguồn kinh phí phân bổ gần 10 tỷ đồng được triển khai thực hiện ở 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động. Từ nguồn lực này, toàn tỉnh Lào Cai đã thành lập được 324 “Tổ truyền thông cộng đồng” tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố; hỗ trợ 7 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thiêu thụ sản phẩm; thành lập 63 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”… Tổ chức hàng chục buổi đối thoại, qua đó đã tạo cầu nối giữa hội viên, phụ nữ và Nhân dân với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành liên quan đến các vấn đề cộng đồng quan tâm.

“Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã phát huy vai trò chủ trì tham mưu, nỗ lực tổ chức thực hiện những phần việc thuộc thẩm quyền. Các hoạt động của Dự án 8 trong năm 2022 được triển khai đã bám sát yêu cầu định hướng của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, vừa mang tính toàn diện, vừa cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Lào Cai...”, bà Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào Cai nhấn mạnh.

Để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2023 Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai tập trung nâng cao chất lượng hoạt động mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” đã được thành lập; chú trọng thành lập mới mô hình theo chỉ tiêu được giao, khuyến khích huy động sự tham gia của cả nam giới vào các mô hình này. Chú trọng chia sẻ kết quả Dự án và những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó, hướng tới nội dung nâng cao nhận thức về định kiến, khuôn mẫu giới, chống phân biệt đối xử về giới và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của các DTTS tại địa phương. Cùng với đó, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ… 

Công tác tuyên truyền, vận động cũng được đổi mới và có sự tham gia của các cấp các ngành
Công tác tuyên truyền, vận động cũng được đổi mới và có sự tham gia của các cấp các ngành

Rà soát, đánh giá nhu cầu, tổng hợp, theo dõi số liệu cán bộ nữ DTTS đang tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị tại địa phương. Phối hợp với các ngành, các cấp phát hiện, đề xuất, giới thiệu, bồi dưỡng nguồn cán bộ nữ tiềm năng quy hoạch các vị trí lãnh đạo, quản lý tại các cấp. Từ đó, góp phần tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

“Năm 2023 chúng tôi cũng sẽ tăng cường các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn bản đặc biệt khó khăn; lựa chọn nội dung đối thoại phù hợp, thiết thực, giải quyết được những vấn đề đang đặt ra, vấn đề bức xúc, khó khăn của phụ nữ vùng cao như vấn đề liên quan đến lao động - việc làm, phát triển kinh tế, đất đai, an sinh xã hội, chính sách an toàn cho phụ nữ, trẻ em…”, bà Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào Ca icho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.