Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Hiệu quả thực hiện chính sách y tế vùng DTTS

Trọng Bảo - 16:31, 14/11/2020

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới với trên 66% dân số là người DTTS. Thực hiện Đề án về “phát triển y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân” giai đoạn 2016 - 2020, sau 5 năm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS tại cơ sở.
Khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS tại cơ sở.

Những năm gần đây, người dân ốm đau đến các Bệnh viện Đa khoa (BVĐK), Bệnh viện Sản nhi tỉnh, thậm chí các bệnh viện tuyến huyện như Mường Khương, Sa Pa… vẫn có thể được các giáo sư, tiến sĩ chuyên khoa đầu ngành của các bệnh viện lớn ở Trung ương chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị. Điều tưởng chừng như mơ ước ấy, là kết quả của mối quan hệ hợp tác với tuyến Trung ương.

Bác sĩ Tạ Kiên Cường, BVĐK huyện Mường Khương cho biết: Đây là cách làm hiệu quả đối với các bệnh viện miền núi. Bởi, qua công tác đào tạo, hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành Trung ương hướng dẫn, đội ngũ thầy thuốc nâng cao được năng lực chuyên môn chẩn đoán và điều trị. Thời gian vừa qua, Bệnh viện đã triển khai mổ nội soi, các kỹ thuật cao mà trước đây phải chuyển tuyến, nhưng nay đã được thực hiện tại bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, người bệnh không phải đi lên tuyến trên để khám và điều trị, giảm thiểu việc đi lại cho bà con.

Để triển khai được những mô hình hợp tác trên, bên cạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vấn đề về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế trên địa bàn cũng được tỉnh đầu tư toàn diện. Cụ thể trong 5 năm qua, tỉnh Lào Cai đã cân đối, lồng ghép, huy động các nguồn lực lên đến 1.436 tỷ đồng, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhiều cơ sở khám chữa bệnh như, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phục hồi chức năng...; một số bệnh viện tuyến dưới như TP. Lào Cai, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Thắng và hàng loạt phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã. đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hiện nay, ở Lào Cai, bình quân 1 vạn dân có 12,3 bác sĩ và 2,73 dược sĩ bảo đảm yêu cầu chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh giảm xuống 12%o; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 18%, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra.

Với đặc thù của tỉnh miền núi, có trên 66% dân số là người DTTS, việc thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn luôn được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm thực hiện. Tính đến hết tháng 6/2020, toàn tỉnh có trên 712 nghìn người tham gia BHYT, đạt trên 97%. Trong đó, người DTTS được cấp thẻ BHYT miễn phí là trên 288.600 người, với kinh phí trên 114 tỷ đồng, chiếm 40,5% số người tham gia BHYT. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.