Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Điểm sáng phong trào thanh niên lập nghiệp

Trọng Bảo - 10:25, 29/09/2020

Thời gian qua, phong trào thanh niên lập nghiệp đã và đang được Tỉnh đoàn Lào Cai, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động, đồng hành. Qua đó, đã khơi dậy tinh thần sáng tạo, chủ động của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh. Nhiều mô hình phát triển kinh tế của đoàn viên, thanh niên trở thành điểm sáng, nâng cao thu nhập từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ Đài Loan của anh Phạm Duy Khánh (bên phải) cho năng suất cao
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ Đài Loan của anh Phạm Duy Khánh (bên phải) cho năng suất cao

Điểm sáng lập nghiệp

Cách đây vài năm, hai vợ chồng anh Cư Seo Mười, dân tộc Mông ở thôn Ải Nam, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng vẫn còn phải sang Trung Quốc làm thuê. Công việc vất vả, thu nhập chắt chiu lắm cũng chỉ đủ ăn trong năm. Từ kinh nghiệm học hỏi được trong những ngày đi làm thuê ở các trang trại chuối bên Trung Quốc, anh Mười mạnh dạn vay trên 200 triệu đồng ngân hàng, cùng với số tiền họ hàng giúp đỡ mua giống, phân bón trồng 3 vạn gốc chuối. Ngay trong vụ đầu tiên, anh đã thu hoạch 120 tấn chuối quả xuất bán sang Trung Quốc, thu về trên 600 triệu đồng, trừ chi phí, anh lãi gần 400 triệu đồng.

“Trồng chuối so với trồng ngô, lúa thì nhàn hơn, ít sâu bệnh mà thu nhập lại cao hơn nhiều lần. Sắp tới mình sẽ đi thuê thêm đất của bà con trong thôn trồng thêm 2 vạn gốc nữa, vì ở đây bà con cũng còn để hoang đất nhiều, không làm thì tiếc lắm”.

Với mô hình kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng, mỗi năm anh Phạm Duy Khánh, ở tổ dân phố 2, thị trấn Phong Hải có thu nhập trên 200 triệu đồng. Anh Khánh cho biết: Trước đây gia đình anh chăn nuôi lợn, cây ăn quả… nhưng do làm không quy mô nên thu nhập thấp, lợn thì thường bị dịch bệnh nên dù vất vả nhưng thu nhập rất bấp bênh.

Từ năm 2019, anh Khánh vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư chuyển sang nuôi lợn nái, mỗi năm tính ra anh xuất bán trên 100 con lợn giống; tận dụng nguồn cỏ dồi dào, anh nuôi hơn chục con bò thịt, bình quân 8 - 9 tháng anh xuất 1 lứa; diện tích đất vườn anh chuyển hẳn sang trồng 400 gốc thanh long ruột đỏ Đài Loan, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, anh đã thu hoạch gần 2 tấn quả. Ngoài ra, anh Khánh còn nuôi cá thương phẩm xuất bán ra thị trường…

Nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp

Anh Vũ Cao Minh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lào Cai cho biết: Để tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, Tỉnh đoàn đã tham mưu với UBND tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ cho đoàn viên. Theo đó, tỉnh đã có ban hành Kế hoạch về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025; thành lập Hội đồng tư vấn khởi nghiệp, thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh…

Thời gian qua, Tỉnh đoàn cũng đã mở 8 lớp tập huấn tại các huyện, thành phố trong tỉnh nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cũng như việc ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất cho thanh niên nông thôn. Thông qua các lớp tập huấn, đoàn viên, thanh niên có cơ hội gặp gỡ trao đổi với các chuyên gia đầu ngành ở nhiều lĩnh vực nhất là trong nông nghiệp. 

Ngoài ra, các cấp đoàn cơ sở cũng tích cực trong việc hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp; trong đó, đã trực tiếp tư vấn lập dự án, hỗ trợ huy động vốn đầu tư cho 12 dự án thanh niên khởi nghiệp trong toàn tỉnh, như dự án trồng quế ở An Tiến xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng; dự án trồng lê Tai Nung ở xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai; dự án mô hình dịch vụ du lịch Homestay tại huyện Sa Pa… Qua đó, đã gặt hái được những thành công nhất định, góp phần nâng cao thu nhập cho thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.