Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Công nghiệp duy trì tăng trưởng trong đại dịch

Trọng Bảo - 15:11, 04/06/2021

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm, giải pháp phù hợp, lĩnh vực kinh tế của tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khả quan, trong đó có ngành công nghiệp.

Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế có sự phục hồi nhanh, tăng trưởng khá của tỉnh Lào Cai trong thời gian vừa qua
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế có sự phục hồi nhanh, tăng trưởng khá của tỉnh Lào Cai trong thời gian vừa qua

"Vượt bão" phục hồi và tăng trưởng

Nhà máy luyện đồng của Công ty Luyện đồng Lào Cai, trực thuộc Tổng Công ty Khoáng sản (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) nằm tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng (thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng) có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Hiện tại, nhà máy đang sản xuất nhiều sản phẩm quan trọng có giá trị như: vàng, bạc, axit sunphuric, thạch cao;  đặc biệt là sản phẩm đồng katot (ka-tốt), là nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy sản xuất dây cáp điện trong và ngoài nước.

Ông Hoàng Ngọc Minh, Giám đốc nhà máy cho biết: Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19, cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường tiêu thụ đồng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sản xuất của nhà máy vẫn đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, trong quý I/2021, sản phẩm đồng đạt 3.323 tấn tăng 621 tấn so với cùng kỳ năm 2020; 11.739 tấn a xít tăng 2 nghìn tấn so với cùng kỳ… Lương bình quân người lao động đạt gần 10 triệu đồng/người/tháng.

Để đạt được kết quả này, đơn vị áp dụng mô hình quản trị tinh gọn vào sản xuất, theo cách thức quản trị trực quan "dễ thấy, dễ lấy, dễ thực hiện", giảm sai sót và thao tác thừa; tổ chức sản xuất theo mô hình cắt dọc, nhằm nâng cao chuyên môn, tay nghề của mỗi người lao động. Tiết giảm đầu mối quản lý từ 15 xuống còn 12 bộ phận, chuyên sâu hóa các ngành nghề theo hướng quản lý chung. Tăng cường đưa các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Củng cố mối quan hệ tốt với địa phương, khách hàng, nâng cao trách nhiệm với cộng đồng...

Theo báo cáo của Sở Công thương Lào Cai, ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều nỗ lực “vượt bão”, trở thành lĩnh vực có sự phục hồi nhanh, tăng trưởng khá; và là điểm sáng trong phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai năm 2020, cũng như những tháng đầu năm 2021. Cụ thể, giá trị sản suất công nghiệp tháng 4/2021, ước đạt trên 3 nghìn tỷ đồng; lũy kế đạt trên 12 nghìn tỷ đồng, đạt 28,6% kế hoạch năm và tăng 18,3% so cùng kì năm 2020.

Sản xuất tại Nhà máy luyện đồng Lào Cai trong những tháng đầu năm 2021 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch
Sản xuất tại Nhà máy luyện đồng Lào Cai trong những tháng đầu năm 2021 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch

Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn được triển khai

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công thương Lào Cai cho biết: Tỉnh Lào Cai hiện có 3 khu công nghiệp đang hoạt động, với tổng diện tích 1.285ha, gồm: Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải có diện tích 85ha, lấp đầy đạt 100%; Đông Phố Mới có diện tích 100ha, lấp đầy đạt 96,7%; Tằng Loỏng có diện tích 1.100ha, lấp đầy đạt 79,2%... 

Năm 2021, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 40 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với năm 2020.

Để thực hiện mục tiêu này, Sở Công Thương đã chủ động và phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, tham mưu các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; tập trung kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án công nghiệp trọng điểm, nhất là đẩy nhanh tiến độ các nhà máy: Sản xuất dây cáp điện công nghệ cao, cán kéo thép, tuyển Graphit để tạo ra sản phẩm cho giai đoạn sau…

Đặc biệt, trong các giải pháp hiệu quả để thúc đẩy sản xuất công nghiệp của Lào Cai , có giải pháp quan tâm, tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ; triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Tập trung vào nội dung: Hỗ trợ chính sách khuyến công, chú trọng hỗ trợ máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, trình diễn kỹ thuật, thiết kế và sản xuất bao bì sản phẩm; hình thành các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về chuyển giao công nghệ, sản xuất chế biến sản phẩm nghề truyền thống và các đặc sản địa phương; khởi sự doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh, phát triển thương hiệu sản phẩm…

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.