Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Chương trình MTQG 1719 tháo gỡ khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân vùng cao Bát Xát

Trọng Bảo - 04:36, 23/11/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, hàng trăm bồn chứa nước đã được cấp cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Hơn 800 bồn chứa nước đã được hỗ trợ cho người dân trên địa bàn huyện Bát Xát
Khoảng 800 bồn chứa nước đã được hỗ trợ cho người dân trên địa bàn huyện Bát Xát

Gia đình ông Thào A Hờ ở thôn Phìn Chải 1, xã A Lù là hộ nghèo của xã. Trước đây, nguồn nước sinh hoạt cho cả gia đình ông chủ yếu dẫn từ khe núi về, nước thì ngày đục ngày trong do đường dẫn nước về được chế tạm từ tre, nứa; dụng cụ chứa nước thì không có nên nhiều khi đang dùng thì mất nước lại phải chạy đi hàng cây số để sửa đường dẫn nước. Vừa qua, gia đình ông Hờ, được hỗ trợ một bồn chứa nước inox và các thiết bị phụ trợ đã giúp gia đình ông yên tâm hơn rất nhiều vì có nước bảo đảm vệ sinh dùng hàng ngày.

“Bây giờ có bồn chứa nước rồi thì không lo mất nước nữa, bồn có nắp đậy kín nên không sợ lá cây hay bụi bẩn bay vào. Nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước mà gia đình có nước sạch sử dụng rồi, vui lắm”, ông Hờ chia sẻ.

A Lù là xã vùng III của huyện Bát Xát, xã có 942 hộ sinh sống tại 13 thôn, chủ yêu là dân tộc Mông, Dao, Phù Lá, Hà Nhì. Số hộ nghèo chưa được tiếp cận được công trình cấp nước sinh hoạt tập trung còn khá cao vì người dân sinh sống phân tán ở các sườn núi. 

Ông Lồ A Sính, Bí thư Đảng ủy xã A Lù cho biết: Trước đây, bà con chủ yếu sử dụng bể xi măng, chum, vại … tích trữ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các dụng cụ chứa nước này không có nắp đậy, ít được vệ sinh nên thường xuất hiện nhiều loại ấu trùng gây mất vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của bà con. Thời gian qua, hơn 70 hộ dân đã được hỗ trợ bồn chứa nước theo Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719.

“Qua rà soát hiện toàn xã còn hơn 100 hộ nằm trong diện được hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt; chúng tôi đang đề xuất với huyện để tiếp tục hỗ trợ bà con trong thời gian tới”, ông Sính cho biết thêm.

Tại xã Nậm Pung, trong năm 2022 và 2023 đã có 31 hộ dân được hỗ trợ bồn chứa nước theo Chương trình MTQG 1719. Việc cấp bồn chứa nước cho các hộ dân đã giải quyết cơ bản những khó khăn về nước sinh hoạt cho bà con. Góp phần giúp người dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của xã.

“Bồn chứa nước được làm bằng Inox nên chúng tôi rất yên tâm, vì loại bồn này có tuổi thọ rất cao. Chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn bà con sử dụng để làm sao phát huy hiệu quả cao nhất thiết bị sau khi được hỗ trợ”, ông Lý Việt Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Pung thông tin.

Người dân xã Nậm Pung sử dụng nước sạch từ bồn chứa được hỗ trợ theo CT MTQG 1719
Người dân xã Nậm Pung sử dụng nước sạch từ bồn chứa được hỗ trợ theo CT MTQG 1719

Thực hiện Dự án 1 thuộc CT MTQG 1719, đến thời điểm này huyện Bát Xát đã cấp được 814 bồn chứa nước cho các hộ nghèo là người DTTS trên địa bàn huyện. Đây là bồn được làm bằng Inox, thể tích 1.000 lít; ngoài bồn nước, các hộ dân còn được cung cấp van, khóa và phụ kiện đi kèm hoàn thiện lắp đặt một bộ sản phẩm. 

Qua rà soát, toàn huyện còn trên 1.500 hộ cần được hỗ trợ bồn chứa nước hợp vệ sinh; hiện nay, Phòng Dân tộc đang phối hợp với các xã để lập danh sách và làm kế hoạch đề xuất đầu tư theo CT MTQG 1719.

Việc khẩn trương triển khai Nội dung 4 về “Hỗ trợ nước sinh hoạt” trong Dự án 1 thuộc CT MTQG 1719 đã kịp thời giải quyết những khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Bát Xát. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân cũng như phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư từ CT MTQG 1719.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.