Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Bring: Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

PV - 14:29, 11/09/2019

Được thành lập tháng 11/2018, Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Bring, xã Đăk Long là một trong bốn Làng Văn hóa thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được đầu tư phát triển du lịch cộng đồng với kỳ vọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Thông qua hoạt động du lịch cộng đồng, bà con có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Lễ khai trương Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Bring.

Anh A Rvét, Trưởng thôn Kon Pring cho biết: “Được thăm quan, học tập các mô hình du lịch cộng đồng tại các tỉnh phía Bắc, chúng tôi mới nhận thấy thôn Kon Bring có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, như: cảnh quan đẹp, nhiều công trình kiến trúc mang đặc trưng riêng của người Xơ-đăng: Nhà rông, nhà sàn… Thôn còn có hệ thống sông Đăk Long với các con suối nhỏ chảy qua, tạo cảnh sắc thơ mộng, hiền hòa… Với tiềm năng ấy, đủ điều kiện đáp ứng cho du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng”.

Hiện, thôn Kon Bring có 66 hộ với 220 khẩu chủ yếu là người Mơ Nâm (thuộc nhóm dân tộc Xơ-đăng) sinh sống. Thôn có 3 nhà lưu trú dạng homestay, có 7 gia đình làm các sản phẩm đặc trưng truyền thống của đồng bào Xơ-đăng để phục vụ du khách thăm quan, như: váy, áo thổ cẩm, đàn T’rưng, nỏ, gùi…. “Bà con trong thôn dần thay đổi cách nghĩ, cách làm, từng bước cải thiện thu nhập gia đình bằng cách phục vụ các hoạt động du lịch. Bình quân, mỗi tuần, thôn Kon Bring đón khoảng 200 lượt khách, trong đó có khoảng 50-60 lượt khách ở lại qua đêm tại các homestay”, Trưởng thôn A Rvét cho biết.

Đến từ tỉnh Quảng Nam, anh Hoàng Thế Tùng, một du khách nhận định: “Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Bring khá sạch sẽ. Chúng tôi ở lại đây một đêm để hiểu thêm về con người và đất trời Tây Nguyên, được trải nghiệm không gian văn hóa cồng chiêng và thưởng thức nhiều món ăn đặc sản nơi núi rừng. Quả là một trải nghiệm đáng nhớ”.

Chị Y Lim, một trong ba hộ dân đầu tiên của thôn Kon Bring được UBND huyện Kon Plông hỗ trợ kinh phí xây dựng homestay chia sẻ: “Tôi cảm thấy vui vì thôn mình được du khách gần xa biết và tìm tới. Khách đến với Kon Bring được thưởng thức các sản vật địa phương, được xem biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, giao lưu văn nghệ dân gian. Nhiều khách rất vui vẻ và hẹn sẽ quay trở lại”.

Thông qua các hoạt động du lịch, với gần 20 khách lưu trú trong tuần, homestay của gia đình chị Y Lim có nguồn thu khoảng 7-10 triệu đồng/tuần. Tuần nhiều bù tuần ít, nhưng Kon Bring hầu như lúc nào cũng có khách, nhờ đó, chị Y Lim và bà con trong thôn đã bắt đầu có nguồn thu bằng việc bán các sản phẩm du lịch, đồ ăn, thức uống…

Các sản phẩm do người dân làm ra được giới thiệu đến với du khách. Các sản phẩm do người dân làm ra được giới thiệu đến với du khách.

Là một trong những người nặng lòng với cồng chiêng, từ nhiều năm nay, chị Y Lim còn làm Đội trưởng Đội Cồng chiêng thôn Kon Bring, xã Đăk Long. Chị luôn tích cực vận động thanh, thiếu niên trong thôn tham gia Đội cồng chiêng và phát triển Đội cồng chiêng của thôn từ 12 người (năm 2016) lên 30 người. Đội cồng chiêng có thu nhập khá ổn định từ việc tham gia biểu diễn phục vụ khách du lịch. Mỗi tháng, Đội cồng chiêng biểu diễn từ sáu, bảy lần, mỗi lần thu được từ 2,5-3 triệu đồng. “Thông qua tiếng cồng chiêng, đồng bào muốn gửi gắm tâm hồn, ước nguyện của mình tới các đấng thần linh và tổ tiên. Chúng tôi lưu giữ cồng chiêng chính là lưu giữ văn hóa truyền thống cho muôn đời sau”, chị Y Lim khẳng định.

Ông Phan Ngọc Hải, Chủ tịch UBND xã Đăk Long cho biết: Tuy bước đầu đã có những tín hiệu khả quan, nhưng hoạt động của Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Bring vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Một số cơ sở lưu trú du lịch còn nhỏ lẻ, các dịch vụ vui chơi giải trí chưa có nhiều, sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Một số hộ gia đình có điều kiện đã tổ chức phục vụ, tiếp khách thăm quan, du lịch theo hình thức ở tại nhà dân, nhưng chất lượng chưa cao.

Để phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa, trong thời gian tới, UBND xã sẽ triển khai thực hiện quy chế hoạt động điểm du lịch cộng đồng; tổ chức tuyên truyền cho Nhân dân ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường đường làng, hộ gia đình theo tiêu chí của làng văn hóa du lịch cộng đồng.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.