Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lặng thầm gieo chữ vùng cao

PV - 22:35, 13/03/2018

Lai Châu là tỉnh vùng cao, biên giới khó khăn nhưng nhiều thế hệ thầy, cô giáo đã và đang khắc phục khó khăn, lặng thầm đem cái chữ cho con em đồng bào DTTS. Các em học sinh tới trường được thầy, cô giáo dạy chữ và yêu thương, đùm bọc, chăm sóc như con cháu trong gia đình.

iờ học ngoại khó của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học Cơ sở Bum Tở, huyện Mường Tè. Giờ học ngoại khóa của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học Cơ sở Bum Tở, huyện Mường Tè.

 

Trước đây, em Phùng Nhù Nu, dân tộc La Hủ, ở bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè, học sinh lớp 8A Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học Cơ sở Pa Vệ Sủ thường xuyên nghỉ học ở nhà.

Vì bố mẹ làm nương, điều kiện gia đình rất khó khăn, nhà xa trường hơn 20km đường rừng, việc học của Phùng Nhù Nu rất chông chênh. Các thầy, cô giáo đã thường xuyên về bản, gặp bố mẹ em để động viên, Phùng Nhù Nu đã được đưa trở lại trường. Nu cho biết, từ bản xa về trường học bán trú, em được gặp và vui chơi cùng các bạn ở bản khác nên rất vui. Em còn được thầy, cô giáo chăm sóc, yêu thương và được ăn ngon, đầy đủ nên việc học tập thuận lợi hơn, kết quả khả quan hơn trước.

Cô Quách Thị Diệu, quê Thanh Hóa, giáo viên Trường PTDT bán trú THCS Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè) lên Lai Châu công tác và được phân vào xã Pa Vệ Sủ từ năm 2011 đến nay. Cô lấy chồng ở TP. Lai Châu, có hai con, một cháu nhỏ đưa vào trường ở cùng mẹ, còn một cháu 3 tuổi phải sống ngoài thành phố với bố. Dịp nghỉ hè và Tết, cô Diệu mới được về thăm chồng, con. Ở nơi biên viễn, cô Diệu lại dồn tình yêu thương cho học sinh đồng bào dân tộc.

Tại huyện biên giới Mường Tè, cách trung tâm cách TP. Lai Châu hơn 120km, giao thông đi lại khó khăn; đời sống của bà con dân tộc còn nhiều thiếu thốn, nên phó mặc việc học của con em mình cho nhà trường. Yêu nghề, yêu học sinh, các thầy cô giáo luôn cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nỗ lực xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển. Hiện, ở Mường Tè, công tác huy động học sinh các cấp ra lớp luôn đạt 85%; tỷ lệ chuyên cần trên 90%; tỷ lệ học sinh chuyển cấp đạt từ 75 đến 90%; có 13/51 trường trực thuộc đạt chuẩn quốc gia.

Bà Lý Mỹ Ly, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết: Những ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần trôi qua, không thấy học sinh về trường, các thầy cô giáo lại trèo đèo, lội suối đi bộ hàng giờ đồng hồ, đến tận bản vùng sâu, vùng xa để vận động phụ huynh đưa học sinh trở lại trường. Ngoài giờ lên lớp, thầy cô giáo khéo léo tổ chức các hoạt động vui chơi để lôi cuốn học sinh và xây dựng tình yêu thương, đoàn kết giữa học sinh các dân tộc. Để có lương thực cải thiện bữa ăn và rèn luyện kỹ năng sống, thầy cô giáo hướng dẫn học sinh trồng rau xanh, chăn nuôi lợn, gà. Vì vậy, đến nay, các trường học đều có vườn rau xanh, góc vui chơi, vườn hoa, cây cảnh…; chất lượng dạy và học được nâng lên.

MINH THU - VIỆT HOÀNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.