Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Lạng Sơn: Làm rõ thông tin “bảo kê, làm luật” tại cửa khẩu Chi Ma

Thiên An - 08:21, 21/07/2023

“Qua xác minh ban đầu, Công an Lạng Sơn khẳng định không có nhóm đối tượng nào hoạt động theo kiểu bảo kê, chèn ép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, buộc “làm luật” để được thông quan tại cửa khẩu Chi Ma như một số cơ quan báo chí đưa tin”. Đó là chia sẻ của Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển.

 Theo Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn, hàng ngày tại cửa khẩu Chi Ma vẫn có từ 40 - 50 xe hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo thủ tục quy định, chưa phát hiện có tiêu cực
Theo Đại tá Nguyễn Minh Tuấn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn, hàng ngày tại cửa khẩu Chi Ma vẫn có từ 40 - 50 xe hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo thủ tục quy định, chưa phát hiện có tiêu cực

Vừa qua, trên báo chí và mạng xã hội có phản ánh tình trạng, nhiều doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn phải "làm luật" với một nhóm đối tượng có dấu hiệu bảo kê thì mới có thể thông quan hàng hóa.

Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã tới cửa khẩu Chi Ma để xác minh thông tin. Qua lời kể của ông P.T.T - Giám đốc Công ty Cổ phần Dược liệu T.X và một số chủ hàng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Chi Ma không phải đóng bất cứ loại phí “ngoài luồng” nào.

Phóng viên có hỏi một số chủ hàng về việc, gần đây xuất hiện một nhóm đối tượng hoạt động dưới danh nghĩa, là chủ bến bãi tập kết hàng đợi thông quan. Nhóm này yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng tiền "làm luật" hàng chục triệu đồng/chuyến hàng?

Ông P.T.T - Giám đốc Công ty Cổ phần Dược liệu T.X cho biết: Công ty của tôi đã xuất và nhập hàng qua cửa khẩu Chi Ma nhiều năm nay, nhưng chưa phải “làm luật” với bất cứ một nhóm đối tượng nào để được thông quan hàng hóa.

Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn
Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Ông Vy Công Tường - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh trên báo chí, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã tổ chức họp lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo Tổ, Đội và chủ động thành lập Tổ xác minh thông tin, làm rõ các thông tin và các nội dung khác có liên quan, đồng thời đề xuất, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).

“Chi cục đã mời và làm việc với 24 doanh nghiệp đang có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn và 8 doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi. Các doanh nghiệp này thường xuyên mở tờ khai tại Chi cục và nhập khẩu hàng hóa các loại: Hàng tiêu dùng, hàng bách hóa, hàng chuyển phát nhanh, lương khô...; đồng thời, đều trực tiếp đứng tên ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc và đều cử nhân viên trực tiếp làm thủ tục hải quan không thuê dịch vụ hoặc qua đại lý hải quan. Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Chi Ma, các doanh nghiệp không nhận được thông báo hay yêu cầu của các tổ chức, cá nhân nào về việc đóng các khoản tiền để được làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa”, ông Vy Công Tường chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngay sau khi nhận phản ánh vụ việc có hiện tượng làm luật, bảo kê để thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Chi Ma, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các ngành, các lực lượng kiểm tra, xác minh thông tin.

Theo Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, hàng ngày tại cửa khẩu Chi Ma vẫn có từ 40 - 50 xe hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo thủ tục quy định, chưa phát hiện có tiêu cực. Tuy nhiên, đã xác định có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bến bãi theo chiều hướng bến bãi nào cũng muốn hàng hóa vào bãi của mình nhiều hơn, đố kỵ, nói xấu hạ uy tín của bến bãi khác (tại khu vực cửa khẩu Chi Ma hiện có 8 bãi tập kết hàng hóa, 3 kho ngoại quan).

“Công an tỉnh Lạng Sơn đang chỉ đạo tiếp tục xác minh triệt để và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm (nếu có) với tinh thần không có vùng cấm, cho dù đó là bất kể tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào”, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!