Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lạng Sơn: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, giải quyết việc làm cho người lao động

Trình Hiệp - 18:55, 13/10/2021

Chiều ngày 13/10, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp báo thường kỳ, thông tin về tình hình hoạt động kinh tế - xã hội 9 tháng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021. Tham dự cuộc họp, có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, các sở, ban ngành cùng các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh cuộc họp
Toàn cảnh cuộc họp

Một trong những kết quả nổi bật về kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm của tỉnh Lạng Sơn là phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong thời kỳ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo đó, năm 2021, tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cho 17 sản phẩm (6 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao). Toàn tỉnh đã có 47 sản phẩm OCOP được gắn sao, gồm 15 sản phẩm 4 sao và 32 sản phẩm 3 sao. Hiện tỉnh tiếp tục xây dựng 5 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp đã được phê duyệt năm 2020 và tổ chức xây dựng hồ sơ cho 6 chuỗi giá trị trong năm 2021. Đồng thời, tỉnh đã cấp mã số vùng trồng thạch đen cho 115/133 vùng. Qua đó, tạo cơ hội phát triển kinh tế nông nghiệp cho các địa phương vùng DTTS và miền núi.

Trong công tác giải quyết việc làm, tính đến hết tháng 9/2021, tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 13.000 lao động, đạt 93,2% kế hoạch. Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của tỉnh cho vay 72.884 triệu đồng, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 1.792 người lao động. 

Bên cạnh đó, các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện đúng quy định, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, không để phát sinh những vấn đề nổi cộm về tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Hộ nghèo giảm 2.700 hộ (tương đương 1,34%).

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo tỉnh cũng đã trả lời các câu hỏi do cơ quan báo chí đặt ra liên quan đến các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Trong 3 tháng cuối năm, tỉnh xác định thực hiện tốt “mục tiêu kép” đó là phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với phòng chống dịch Covid-19, giải quyết việc làm cho người lao động trở về địa phương từ vùng dịch.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.