Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lạng Sơn: Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá

Công Minh - 17:32, 20/11/2023

Nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường sống của người dân, những năm qua các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân từ thành phố tới từng thôn, bản về phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL).

Thuốc lá được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” khi gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi…
Thuốc lá được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” khi gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi…

Khoa Bệnh phổi, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn hằng năm tiếp nhận một lượng lớn người bệnh vào điều trị các bệnh như: Viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi… Hầu hết các trường hợp trên đều có tiền sử hút thuốc lá lâu năm hoặc có người nhà hút thuốc.

Bác sĩ Phương Văn Hưởng, Trưởng Khoa bệnh Phổi cho biết: Qua các nghiên cứu khoa học về bệnh COPD đối với các bệnh nhân điều trị tại khoa thì có đến 80% bệnh nhân mắc COPD có thói quen hút thuốc lá. Trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân điều trị các bệnh về phổi có liên quan đến hút thuốc lá thụ động (bạn bè, người thân hút thuốc) chiếm 10%.

Ngồi bên giường bệnh, ông Hoàng Văn Pít (63 tuổi, một người dân, trú tại xã Thống Nhất, huyện Lộc Bình) chia sẻ: “Tôi đã hút thuốc lá hơn 30 năm. Năm 2017, sau khi đi khám và phát hiện mình bị bệnh COPD nên từ đó tôi đã bỏ thuốc lá. Hiện nay, sau 6 năm bỏ thuốc lá kết hợp với điều trị, tôi thấy sức khỏe mình tốt hơn trước rất nhiều. Từ bài học quý giá của bản thân, giờ đây không những giáo dục con cháu trong nhà, tôi còn tích cực tham gia cùng các cấp chính quyền trong việc vận đồng, tuyên truyền nhân dân về tác hại của thuốc lá, nhằm tạo nên một môi trường sống trong lành và văn minh hơn”.

Theo ông Nguyễn Thế Toàn, Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) tỉnh Lạng Sơn: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá hay tuyên truyền về ý nghĩa, nội dung của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) đã được các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện. Việc tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể đã góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tác hại của thuốc lá và Luật PCTHCTL trên địa bàn.

Các cấp các ngành tỉnh Lạng Sơn đa dạng hoá hình thức tuyên truyền tác hại của thuốc lá tới người dân.
Các cấp các ngành tỉnh Lạng Sơn đa dạng hoá hình thức tuyên truyền tác hại của thuốc lá tới người dân.

Cụ thể, để nâng cao nhận thức của người dân về PCTHCTL, các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể đã đẩy mạnh truyền thông gắn liền với các cuộc vận động, phong trào thi đua của từng đơn vị. Công tác tuyên truyền được thực hiện đa dạng với nhiều nội dung phong phú với nhiều tổ chức, đoàn thể khác nhau. 

Bà Trương Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cho biết: “Thực hiện Luật PCTHCTL, chúng tôi đã chỉ đạo các cấp hội chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở tổ chức tuyên truyền cho hội viên và Nhân dân. Trong đó, các cấp hội tuyên truyền lồng ghép trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, sinh hoạt chi hội, câu lạc bộ, phát tờ rơi, tài liệu… Đơn cử từ năm 2021 đến nay, các cấp hội đã thực hiện tuyên truyền lồng ghép về phòng, chống tác hại của thuốc lá được hơn 900 cuộc cho 30 nghìn lượt hội viên tham dự. Đồng thời, chú trọng vận động hội viên, gia đình hội viên tham gia PCTHCTL, không hút thuốc lá tại nơi công cộng, nơi làm việc. Qua đó, nhiều hội viên đã vận động được các thành viên trong gia đình từ bỏ được thuốc lá”.

Ngoài ra, đối với hoạt động truyền thông trực tiếp, từ năm 2021 đến nay, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lạng Sơn và các đoàn thể đã thực hiện truyền thông về PCTHCTL và Luật PCTHCTL tại các xã, phường, thị trấn được trên 7.000 cuộc, thu hút hơn 400.000 lượt người nghe; phát hơn 18.000 tờ rơi; treo 1.500 băng rôn với hơn 100 khẩu hiệu về tác hại của việc hút thuốc lá…

Có thể nói, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, việc từ bỏ thuốc lá là rất cần thiết. Để làm được điều này, sự quyết tâm, ý thức của mỗi người dân chính là yếu tố quyết định.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.