Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Lê Vũ - 04:15, 11/11/2023

Sáng 10/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho các phóng viên, biên tập viên các báo, đài Trung ương và địa phương.

Các đại biểu là phóng viên, biên tập viên các báo, đài Trung ương và địa phương tham dự Hội nghị
Các đại biểu là phóng viên, biên tập viên các báo, đài Trung ương và địa phương tham dự Hội nghị

Hội nghị đã được nghe ông Lê Thanh Hải - Đại diện Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu chia sẻ những thông tin cập nhật về tình hình hoạt động và một số vấn đề ưu tiên trong phòng, chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam. Theo đó sau gần 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, với sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ, và sự hỗ trợ Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, các tổ chức quốc tế, các Bộ ngành, các tổ chức chính trị xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tích cực và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.

Cụ thể, Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong toàn quốc giảm từ 22,5% năm 2015 xuống 21,7% năm 2020, trong đó nam giới là từ 45,3% năm 2015 xuống 42,3% năm 2020 và tiếp tục giảm xuống 38,9% (năm 2022); Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên từ 13 - 15 tuổi giảm từ 2,5% (năm 2014) xuống 1,9% (năm 2022). Tỷ lệ người dân được tư vấn cai nghiện thuốc lá tăng: Trong 5 năm (từ 2015 - 2020) tỷ lệ người hút thuốc được tư vấn bỏ thuốc khi đến cơ sở y tế tăng từ 40,5% năm 2015 lên 72,2% năm 2020; 90% người dân được tư vấn cai nghiện thuốc lá khi đến cơ sở y tế.

Những số liệu đáng báo động về thuốc lá điện tử tại Việt Nam
Những số liệu đáng báo động về thuốc lá điện tử tại Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh đó lại rất đáng báo động là trường hợp Thuốc lá điện tử dù mới xuất hiện trên thị trường và chưa được phép lưu hành nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã ở mức cao hơn tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu truyền thống ở cả thanh niên nam và nữ.

Về điều này, Thạc sĩ Đào Thế Sơn - Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu chia sẻ tại Hội nghị: Theo Điều tra tại 34 tỉnh năm 2020: tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành tăng 18 lần (từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020), đặc biệt tập trung cao ở nhóm tuổi 15 - 24 tuổi với tỷ lệ là 7,3% so với các nhóm tuổi 25 - 44 tuổi (3,2%), 45 - 64 tuổi (1,4%).

Theo Điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15 - 17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử học sinh độ tuổi 13 - 15 là 3,5%.

Thạc sĩ Đào Thế Sơn - Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu chia sẻ tại Hội nghị
Thạc sĩ Đào Thế Sơn - Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu chia sẻ tại Hội nghị

Có thể thấy chỉ sau 3 năm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh đã gia tăng một cách đáng kể. Điều này cho thấy những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong gần 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử đang nhắm vào giới trẻ. Nếu chúng ta không quyết liệt ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới này tại Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại. Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều trong tương lai gần và các kết quả đạt được sẽ bị phá bỏ.

Thạc sĩ Nguyễn Hạnh Nguyên - Đại diện tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam (HealthBridge Canada là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995 trong các lĩnh vực phòng chống tác hại thuốc lá, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, bình đẳng giới, phòng chống HIV và thành phố sống tốt) chia sẻ thêm: Tổ chức Y tế thế giới đã kết luận: Tất cả các loại thuốc lá đều độc hại bao gồm cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng” và “không có bằng chứng nào chứng minh rằng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ít gây hại hơn các sản phẩm thuốc lá thông thường.

Thạc sĩ Nguyễn Hạnh Nguyên - Đại diện tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam chia sẻ những trăn trở về thuốc lá điện tử và tác hại
Thạc sĩ Nguyễn Hạnh Nguyên - Đại diện tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam chia sẻ những trăn trở về thuốc lá điện tử và tác hại

“Việt Nam cần thực hiện các biện pháp kiểm soát thị trường, đẩy mạnh thực thi và tăng cường các quy định về chống buôn lậu, quảng cáo, và bán các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để ngăn chặn sự gia tăng sử dụng trong thanh thiếu niên. Cần ban hành chính sách cấm lưu hành thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá nung nóng tại Việt Nam theo khuyến cáo của Bộ Y tế” , Thạc sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.