Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

Lắng nghe từ lòng dân

Thanh Huyền - 09:35, 18/03/2020

Đối thoại, tiếp xúc trực tiếp để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân được người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng quan tâm chú trọng. Những đổi mới trong thực hiện quy chế dân chủ, cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân.

Cán bộ Phòng Dân tộc huyện và Người có uy tín xã Đông Hà, huyện Quản Bạ trực tiếp đối thoại, vận động người dân tích cực phát triển kinh tế
Cán bộ Phòng Dân tộc huyện và Người có uy tín xã Đông Hà, huyện Quản Bạ trực tiếp đối thoại, vận động người dân tích cực phát triển kinh tế

Thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, ngày đầu tháng Ba với những cơn mưa xuân trên từng đường làng, ngõ xóm. Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng rau, nên cây rau ở đây đã trở thành hàng hóa, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Theo người dân ở đây, họ phấn khởi khi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của địa phương đã giúp họ có cuộc sống ngày càng ấm no và chính quyền các cấp thường xuyên thăm hỏi, đối thoại trực tiếp với dân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn.

Quản Bạ là một trong những huyện thường xuyên tổ chức tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Hằng tháng, hằng quý, cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã đều bố trí thời gian đối thoại với người dân nhằm chủ động nắm bắt, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ cơ sở.

Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Hoàng Đình Phới cho biết: Trong năm vừa qua, Bí thư Huyện ủy đã trực tiếp tổ chức 4 cuộc đối thoại tại các cụm dân cư. Cùng với đó, các xã cũng thường xuyên tổ chức đối thoại với dân theo tháng, quý. Tại các buổi tiếp xúc, chính quyền có điều kiện lắng nghe, tiếp thu và giải quyết những tồn tại hạn chế, những thắc mắc, phản ánh của người dân trong quá trình phát triển KT-XH tại địa phương. Qua từng cuộc đối thoại đã giúp cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nắm bắt và giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh từ cơ sở, tránh phát sinh khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang cũng luân phiên tổ chức đối thoại trực tiếp với cán bộ và Nhân dân các xã về các vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc. Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, lãnh đạo Ban Dân tộc đã lắng nghe và tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của người dân về một số vấn đề trong việc thực hiện các chính sách dân tộc. Theo ông Hoàng Đức Tiến, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, mỗi năm lãnh đạo Ban Dân tộc đều xuống cơ sở đối thoại trực tiếp với Nhân dân. Các buổi đối thoại được tổ chức theo cụm dân cư. Riêng trong năm 2019, Trưởng Ban Dân tộc đã thực hiện 3 cuộc đối thoại với các cụm dân cư tại các khu vực biên giới, có nhiều vấn đề vướng mắc cần phải giải quyết. Mỗi cuộc tiếp xúc thu hút 80 - 200 người tham gia.

Tại các huyện, các sở, ngành cũng đã tích cực triển khai và đưa ra nhiều cách làm đối thoại với dân phù hợp với điều kiện thực tế. Niêm yết lịch tiếp công dân; bố trí phòng tiếp công dân; chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ tiếp dân theo quy định; phân công cán bộ tiếp nhận thông tin và giúp việc trực tiếp tại các buổi tiếp công dân; định kỳ có báo cáo tình hình, kết quả tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân…

Có thể khẳng định, những kết quả bước đầu trong thực hiện đổi mới quy chế dân chủ, trong các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã và đang tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Góp phần khơi dậy nội lực, huy động sức dân tham gia phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng – an ninh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Trong năm vừa qua, Bí thư Huyện ủy đã trực tiếp tổ chức 4 cuộc đối thoại tại các cụm dân cư. Cùng với đó, các xã cũng thường xuyên tổ chức đối thoại với dân theo tháng, quý. Tại các buổi tiếp xúc, chính quyền có điều kiện lắng nghe, tiếp thu và giải quyết những tồn tại hạn chế, những thắc mắc, phản ánh của người dân trong quá trình phát triển KT-XH tại địa phương. Qua từng cuộc đối thoại đã giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nắm bắt và giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh từ cơ sở, tránh phát sinh khiếu kiện đông người, vượt cấp. “

Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Hoàng Đình Phới

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.