Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đối thoại với nhân dân: Giải pháp hiệu quả phát huy dân chủ vùng DTTS, miền núi

PV - 09:45, 01/09/2018

Những băn khoăn, thắc mắc, nguyện vọng… của nhân dân được chính quyền các cấp trực tiếp lắng nghe, giải đáp và có hướng xử lý, khắc phục. Qua đó, người dân được phát huy quyền làm chủ, còn cấp ủy, chính quyền thì hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của dân để có sự điều chỉnh chính sách và cách làm cho phù hợp thực tiễn. Đó là hiệu quả thiết thực trong thực hiện quy chế dân chủ tại nhiều vùng DTTS, miền núi hiện nay.

phát huy dân chủ Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang thăm hỏi, lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Thôn Long Túc, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là thôn tái định cư mới theo chủ trương sắp xếp dân cư của huyện. Ở mảnh đất có gần 100% là đồng bào DTTS với tỷ lệ hộ nghèo khá cao này việc lắng nghe ý kiến của dân, đối thoại với nhân dân được chính quyền xã, huyện thực hiện tương đối tốt. Không phải ngẫu nhiên, việc vận động nhân dân về nơi ở mới hay việc triển khai các chương trình, chính sách tại địa phương được người dân đồng tình ủng hộ cao đến vậy. Đó là kết quả của quá trình vận động, tuyên truyền, đối thoại, lắng nghe, giải đáp... bền bỉ giữa chính quyền và nhân dân trong suốt thời gian qua.

Trong ngôi nhà gỗ mới nằm ở trung tâm thôn, bà Đinh Thị Liễu, thôn Long Túc chia sẻ: “Gia đình tôi trước đây ở bên kia đỉnh núi, ở đó xa khu dân cư và có nguy cơ sạt lở cao. Được cán bộ tuyên truyền về những lợi ích khi sắp xếp dân cư, tháng 6/2017, gia đình tôi chuyển về nơi ở mới. Đến nơi ở mới, tôi thường xuyên được tham gia họp thôn và các cuộc đối thoại với các cấp lãnh đạo xã, huyện. Các công trình xây dựng của thôn, chúng tôi cũng được tham gia đóng góp ý kiến và được đóng góp ngày công lao động...”

Theo chia sẻ của lãnh đạo huyện Nam Trà My, nhờ việc thường xuyên lắng nghe ý kiến, đối thoại với nhân dân, từ năm 2017 đến nay, huyện Nam Trà My đã quy hoạch, sắp xếp được hơn 10 khu dân cư mới. Giúp các hộ dân tránh nguy cơ sạt lở mùa mưa lũ, đồng thời việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng thuận lợi hơn. Cách làm tại Nam Trà My là một trong rất nhiều điển hình trong thực hiện quy chế dân chủ, bằng việc tăng cường đối thoại với nhân dân mà nhiều địa phương vùng DTTS đang triển khai.

Rõ ràng, việc tiếp xúc, đối thoại của cấp ủy, chính quyền với nhân dân đã góp phần thực hiện hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Quan trọng hơn là, chính quyền địa phương nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, niềm tin của người dân với cấp ủy, chính quyền, với người đứng đầu được củng cố. Để góp phần nâng cao tính bền vững của công tác giảm nghèo vùng DTTS thì hoạt động đối thoại trực tiếp với người dân là cách làm hiệu quả, đúng hướng, phù hợp với tình hình thực tế đặt ra.

Cách đây hơn 20 năm, tháng 6/1997, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp sau đó, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị khoá VIII đã ra Chỉ thị 30 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị yêu cầu, xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị ở cơ sở định kỳ (ba tháng, sáu tháng, một năm) báo cáo công việc trước dân; tự phê bình và tổ chức để nhân dân phê bình, góp ý kiến đánh giá; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân... Gần đây nhất, ngày 7/1/2016, Bộ Chính trị khoá XI đã ban hành Kết luận 120 về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thực tiễn cho thấy, nơi nào thực hiện tốt quy chế tiếp xúc, đối thoại với nhân dân thì ở đó tạo được cầu nối hiệu quả giữa chính quyền và nhân dân, giúp hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng chính quyền gần dân, do dân, vì dân.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.