Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng cổ Shirakawa-go vào Thu

Nguyệt Anh (T/h) - 11:22, 17/09/2021

Ẩn mình trong rặng núi Hida hùng vĩ thuộc tỉnh Gifu, ngôi làng Shirakawa-go là một trong hai ngôi làng cổ bậc nhất còn lưu giữ nhiều phong cách làng mạc thời xa xưa của đất nước Nhật Bản khi xung quanh nhà vẫn giữ được những ruộng lúa xanh tốt và bao quanh làng là cả một rừng cây khi chuyển sang Thu tạo nên màu sắc vô cùng quyến rũ.

                             

Làng cổ Shirakawa-go (Nhật Bản)
Làng cổ Shirakawa-go (Nhật Bản)

Cách Tokyo khoảng 350 km, làng cổ Shirakawa-go được xem như là một trong những địa danh nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Gifu, thu hút lượng lớn khách tham quan trong và ngoài nước. Đây là một trong những ngôi làng cổ xưa nhất tại xứ sở phù tang, được công nhận di sản văn hóa thế giới Unessco vào năm 1995, nổi tiếng với kiến trúc Gassho-Zukuri. Trong làng, các ngôi nhà cổ theo kiểu kiến trúc Gasho-Zukuri có lịch sử trên 300 năm, là nét đặc trưng và hiếm có khi người dân nơi đây vẫn sinh sống trong các ngôi nhà truyền thống.

Những ngôi nhà cổ theo kiểu kiến trúc Gasho-Zukuri có lịch sử trên 300 năm
Những ngôi nhà cổ theo kiểu kiến trúc Gasho-Zukuri có lịch sử trên 300 năm

Gassho-Zukuri là kiến trúc lâu đời, mái có độ dốc lớn theo kiểu hai bàn tay úp vào nhau tạo thành hình ngón tay đang cầu nguyện. Tùy theo kiểu ngôi nhà mà mái có độ dày khác nhau, tuy nhiên, đa phần khoảng 90 cm. Chỉ riêng phần mái có trọng lượng lên đến 60 tấn, cấu trúc của phần mái được buộc vào nhau bằng dây thừng theo cách thủ công nhưng mang tính kỹ thuật. Đặc điểm nổi bật của kiến trúc này là sử dụng hoàn toàn những nguyên liệu tự nhiên như: gỗ cây, rơm rạ... và không sử dụng đinh mà được buộc với nhau bằng dây thừng. Với phần mái dày này, làng cổ sẽ chống được lớp tuyết dày 2 - 3 m vào mùa đông nhưng lại mát mẻ, dễ chịu vào mùa hè.

Một góc làng cổ Shirakawa-go
Một góc làng cổ Shirakawa-go

Khoảng 30 - 40 năm, người dân nơi đây lại thay thế mái mới. Mỗi lần như vậy, chi phí lên đến 2.000 Man Nhật (tương đương hơn 4 tỷ đồng tiền Việt). Và với giá trị văn hóa to lớn này, chính phủ hỗ trợ một phần chi phí thay mái. Hiện làng cổ Shirakawa-go có khoảng 59 ngôi nhà theo kiểu Gasho-Zukuri với 535 người dân đang sinh sống tại đây. Khác với nét hiện đại của các thành phố lớn, kiến trúc độc đáo của làng cổ Shirakawa-go giúp du khách có thể cảm nhận một cảm giác bình yên với núi non và nét làng quê bình dị của người dân Nhật Bản thời xưa còn sót lại.

Vào mùa Thu, làng Shirakawa-go đẹp như một bức tranh cổ tích
Vào mùa Thu, làng Shirakawa-go đẹp như một bức tranh cổ tích

Vào mùa Thu, làng cố Shirakawa-go đẹp như một bức tranh cổ tích. Những triền núi lá phong Nhật vàng-xanh-đỏ-tươi không xa quá trong tầm mắt mình, thêm vào đó một mái đền thần đạo hay một chút mái cong của chùa cũng làm biến đổi cái trí thưởng ngọan của du khách về một không gian trong thiên nhiên có con người, trong con người có thiên nhiên.

Một số hình ảnh làng cố Shirakawa-go:

  Làng cổ Shirakawago vào Thu 4
  Làng cổ Shirakawago vào Thu 5
  Làng cổ Shirakawago vào Thu 6
  Làng cổ Shirakawago vào Thu 7
  Làng cổ Shirakawago vào Thu 8
  Làng cổ Shirakawago vào Thu 9
  Làng cổ Shirakawago vào Thu 10
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.