Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lan tỏa mô hình “nhà sạch vườn đẹp”

Hiếu Anh - 10:13, 07/05/2020

Trong những năm qua, Hội Phụ nữ ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc đã tích cực tham gia vận động hội viên thực hiện các mô hình sáng tạo về vệ sinh môi trường. Nổi bật là mô hình “nhà sạch vườn đẹp” đang có sức lan tỏa, giúp cải thiện môi trường sống của người dân.

Người dân xây tường bao, chỉnh trang lại nhà cửa theo tiêu chuẩn “ba sạch”
Người dân xây tường bao, chỉnh trang lại nhà cửa theo tiêu chuẩn “ba sạch”

Chị Bàn Thị Hoan, một người dân ở xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang) chia sẻ, trước đây gia đình chị không mấy khi chú ý đến vệ sinh môi trường. Sau khi được Hội Phụ nữ xã vận động, chị và các thành viên trong gia đình đã tham gia mô hình “nhà sạch vườn đẹp”. Tham gia mô hình, gia đình các chị được Hội cấp 2 sọt rác, 1 sọt đựng rác vô cơ, 1 sọt đựng rác hữu cơ. 

Ngoài ra, hằng tuần Hội Phụ nữ huyện phân công cán bộ xuống từng thôn, bản hướng dẫn các hộ thực hiện chỉnh trang, sắp xếp nhà cửa, vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Chia sẻ về phong trào này, bà Khổng Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bắc Quang cho biết, toàn huyện hiện có trên 8.500 hộ đạt tiêu chí nhà sạch, vườn đẹp, 6.127 hộ trồng mới hàng rào cây xanh và xây mới tường rào kiên cố, góp phần bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp. Hiện nay, toàn huyện có 8.973 hộ đạt 8 tiêu chí của Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gồm: Không đói nghèo; Không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; Không có bạo lực gia đình; Không sinh con thứ ba trở lên; Không có trẻ em suy dinh dưỡng và trẻ em bỏ học; Sạch nhà; Sạch bếp; Sạch ngõ.

Không chỉ ở Bắc Quang, nhiều địa phương khác ở miền núi phía Bắc cũng tích cực thực hiện mô hình “nhà sạch vườn đẹp”. Bà Bồ Thị Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: Mục đích xây dựng mô hình “nhà sạch vườn đẹp”. của Hội Phụ nữ là thay đổi nếp nghĩ, cách làm cụ thể của mỗi một hội viên, phụ nữ; khuyến khích phát triển các ý tưởng sáng tạo trong gìn giữ vệ sinh môi trường. Nhờ đó, huyện đã xây dựng điểm mô hình “nhà sạch vườn đẹp” tại 22 xã thị trấn, hiện đã ra mắt được 24 mô hình tại các xã, thị trấn; trồng mới 96 đoạn đường hoa với chiều dài 43,3km. 

Đánh giá về mô hình này, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, từ năm 2010, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Theo đó, ở một số địa phương, nhất là vùng miền núi phía Bắc đã cụ thể hóa bằng mô hình “nhà sạch vườn đẹp”. Mô hình này đã trực tiếp tác động đến vệ sinh môi trường ở 2 thiết chế quan trọng nhất của người dân nông thôn là nhà và vườn. Qua đó, giúp cho người dân, nhất là người dân ở vùng DTTS thay đổi nhận thức về vệ sinh môi trường, phòng tránh dịch bệnh, giữ gìn sức khỏe. 

Từ năm 2010, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Theo đó, ở một số địa phương, nhất là vùng miền núi phía Bắc đã cụ thể hóa bằng mô hình “nhà sạch vườn đẹp”. Mô hình này đã trực tiếp tác động đến vệ sinh môi trường ở 2 thiết chế quan trọng nhất của người dân nông thôn là nhà và vườn”.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Trưởng Ban Tuyên giáo

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.