Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làn sóng đầu tư trên toàn cầu hậu COVID-19

PV - 15:08, 15/09/2021

Đầu tư có lẽ là phương châm của nhiều công ty, từ các thị trường mới nổi cho tới các công ty lớn nhất thế giới thời kỳ hậu COVID-19.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các công ty trên toàn cầu, từ các hãng sản xuất xe, bán lẻ, cho đến những công ty bán dẫn hàng đầu đều đang đẩy mạnh đầu tư vào nhà máy, thiết bị theo cách chưa từng có trong nhiều năm qua.

Gã khổng lồ Walmart sẽ đầu tư khoảng 15 tỷ USD trong năm 2021 vào các lĩnh vực bao gồm chuỗi cung ứng, tự động hóa và công nghệ. Trong khi đó, Toyota đầu tư 1500 tỷ Yen (tương đương 13,6 tỷ USD) xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện. 

Ông Masahiko Maeda, Giám đốc công nghệ của Toyota, cho biết: "Đây là chiến lược trọng tâm của Toyota nhằm mở rộng dòng sản phẩm từ xe lai điện - kết hợp giữa động cơ điện và động cơ xăng - sang các dòng xe chạy hoàn toàn bằng điện".

Còn TSMC tiến tới xây dựng một nhà máy tiên tiến ở miền nam Đài Loan, Trung Quốc, như một phần trong kế hoạch mở rộng trị giá 100 tỷ USD nhằm giải quyết tình trạng thiếu chip chưa từng có trên toàn cầu. 

Theo S&P Global Ratings, chi tiêu đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ tăng 13% trong năm nay trên toàn cầu, trong đó tăng trưởng sẽ ghi nhận ở tất cả khu vực và ở nhiều lĩnh vực, nhất là bán dẫn, bán lẻ, phần mềm và vận tải.

Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley dự báo, đầu tư toàn cầu sẽ đạt 115% và 121% so với mức trước suy thoái vào cuối 2021 và cuối 2022. So với các đợt suy thoái trước đó, đà phục hồi lần này diễn ra nhanh hơn rất nhiều.

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các NHTW có khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ và chuỗi cung ứng bị rối loạn, việc đẩy mạnh vốn đầu tư mang lại tia hy vọng hiếm hoi cho kinh tế toàn cầu vào năm 2022 và xa hơn nữa. Đây cũng là một động lực rất khác so với cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 khi thắt lưng buộc bụng, đầu tư yếu ớt đã kéo giảm việc làm, tiền lương trong nhiều năm tới.

Ông Rob Subbraman, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Nomura Holdings nhận định: "Một khi các biện pháp kích thích chưa từng có tiền lệ kết thúc, thế giới sẽ cần các khoản đầu tư của doanh nghiệp và các đợt cải cách về cấu trúc để duy trì tăng trưởng. Đà phục hồi của hoạt động đầu tư doanh nghiệp thật sự quan trọng với tăng trưởng dài hạn vì tích lũy vốn là chìa khóa để nâng năng suất lao động".

Mặc dù nhiều người cũng lo ngại rằng chi tiêu vốn sẽ mất đà khi nhu cầu tiêu dùng nguội đi hoặc tình trạng thiếu hàng hoá sẽ chuyển sang dư thừa khi COVID-19 qua đi. Các nhà kinh tế cũng đánh giá, một số khoản đầu tư có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiện, tại thời điểm này, các công ty đánh cược rằng họ có nhiều thứ để mất hơn nếu không đầu tư nâng cấp.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.