Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật

Hiếu Anh - 08:58, 28/04/2022

Ngày 22/4/2022, Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển có bài “Công ty Nhiệt điện Na Dương “vượt rào” xây dựng công trình 13 ha?”, phản ánh vụ việc Công ty Nhiệt điện Na Dương (Lạng Sơn) xây dựng công trình trên 13 ha đất khi chưa được giao đất, cho thuê đất.

Núi xỉ thải tại Na Dương
Núi xỉ thải tại Na Dương

Để hiểu rõ hơn về quy định chung của pháp luật trong quản lý đất đai, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trao đổi với Luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long.

Theo Luật sư Nguyễn Hà Luân, căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải thích từ ngữ về một trong những hành vi chiếm đất như sau: “Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật”.

Với hành vi chiếm đất, thì tùy theo mức độ có thể xử lý khác nhau. Tiêu biểu như, điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định, hành vi lấn chiếm đất có thể bị "Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 1 ha trở lên".

Đồng thời, căn cứ điểm a, khoản 7, Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này.

Nếu tình trạng lấn chiếm đất nghiêm trọng thì căn cứ vào Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về “Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”.

Bờ chắn xỉ thải của Công ty Nhiệt điện Na Dương
Bờ chắn xỉ thải của Công ty Nhiệt điện Na Dương

Theo đó, Điều 228 quy định: Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất, hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 2 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, hành vi sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật có thể bị phạt lên tới 70 triệu đồng và buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Nếu hành vi này nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!