Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm giàu từ sản xuất rau an toàn

Vàng Tráng - 17:02, 23/12/2019

Với quyết tâm làm giàu tại chính mảnh đất quê hương, ông Vù Seo Dế, sinh năm 1960, dân tộc Mông, ở thôn Làng Mới, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã gây dựng mô hình trồng rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP, cho thu nhập gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Vù Seo Dế chăm sóc vườn rau cải xoăn của gia đình
Ông Vù Seo Dế chăm sóc vườn rau cải xoăn của gia đình

Sinh ra và lớn lên ở thôn Làng Mới, xã Bản Phố, khi bắt đầu lập nghiệp, gia đình ông tập trung vào canh tác cây ngô, lúa và trồng các loại cây ăn quả rồi chuyển sang chăn nuôi lợn thịt. Từ năm 2011 đến nay, gia đình ông mới bắt đầu chuyển sang trồng RAT cung cấp ra thị trường. 

Tuy nhiên, thời điểm đó, rau được trồng theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, sản lượng cũng không nhiều, chủ yếu các giống rau địa phương chỉ đủ bán ở chợ Bắc Hà. Không có nhiều kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian đầu, ông Dế phải tự tìm hiểu các tài liệu về nông nghiệp, tham gia các lớp tập huấn do xã và huyện tổ chức. 

Từ năm 2016 đến nay, gia đình ông mới mở rộng diện tích các vườn trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất, đưa vào trồng thử nghiệm giống rau cải xoăn Kale Đà Lạt vào xuất bán với sản lượng lớn cho các thương lái. 

Hiện nay gia đình ông có trên 5.000m2 đất trồng cải xoăn Kale cùng với một số giống rau địa phương được thị trường ưu chuộng, như rau cải mèo, đậu hà lan, cải ngồng… Với phương thức sản xuất RAT, áp dụng tốt KH-KT vào sản xuất như: Trồng rau trái mùa che phủ nylon, sử dụng các chế phẩm vi sinh trong phòng trừ dịch bệnh… Rau của gia đình ông được các thương lái về tận nơi đặt mua, với giá 20 - 25 nghìn/kg. 

 Song song với việc trồng RAT, gia đình ông còn trồng thêm dưa chuột địa phương để cung cấp ra thị trường. Từ chỗ lượng rau chỉ đạt khoảng vài tạ đến nay gia đình ông sản xuất trên 1,7 tấn/năm, doanh thu hơn 50 triệu đồng. Riêng năm 2019 gia đình ông thu gần 70 triệu đồng từ bán rau. Ngoài ra nhà ông có gần 0,2ha cây ăn quả, chủ yếu mận và đào. Hằng năm trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu gần 140 triệu đồng từ trồng rau kết hợp chăn nuôi và bán mận, đào.

Ông Lý Seo Giả, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bản Phố cho biết: Trước đây hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã chỉ trồng rau theo phương pháp truyền thống, trồng các loại rau màu đơn giản, chủ yếu cung cấp cho gia đình. Thông qua các lớp tập huấn do xã, huyện tổ chức, được đi thăm quan, nắm bắt các phương thức trồng RAT, áp dụng KH-KT cho năng suất cao vào sản xuất, nhiều hộ trên địa bàn xã đã đầu tư trồng RAT, trong đó tiêu biểu là hộ ông Vù Seo Dế. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Dế còn hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân khác về giống, kỹ thuật, nhờ vậy hiện nay thôn Làng Mới đã có nhiều hộ trồng RAT, cho thu nhập cao. 

 Với những thành công trong sản xuất nông nghiệp, ông Vù Seo Dế đã được nhận nhiều khen thưởng của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương. Ông vinh dự là 1 trong 5 nông dân tiêu biểu huyện Bắc Hà được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai là nông dân sản suất giỏi năm 2019.

Năm 2019 gia đình ông Vù Seo Dế thu gần 70 triệu đồng từ bán rau. Ngoài ra nhà ông có gần 0,2ha cây ăn quả, chủ yếu mận và đào. Hằng năm trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu gần 140 triệu đồng từ trồng rau kết hợp chăn nuôi và bán mận, đào.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.