Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hành trình trồng “rau cao cấp, giá thấp cùng dùng”

PV - 15:28, 18/06/2019

Là người nội trợ đảm đang, luôn trăn trở với nguồn thực phẩm sạch cung cấp dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình và người tiêu dùng, chị Lâm Việt Hòa ở quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã quyết tâm thực hiện ước mơ, xây dựng mô hình trồng rau thủy canh để cung cấp rau sạch tới người tiêu dùng với phương châm “rau cao cấp, giá thấp cùng dùng”…

Chị Hòa (bên trái) kiểm tra hệ thống trồng rau sạch thủy canh khép kín. Chị Hòa (bên trái) kiểm tra hệ thống trồng rau sạch thủy canh khép kín.

Hiện thực ước mơ rau sạch

Vườn rau thủy canh của chị Lâm Việt Hòa tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Linh, khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Nhìn vào vườn rau thủy canh rộng 3.000m2, với hơn 17 loại rau xanh mướt, có nguồn gốc từ châu Âu, “sạch từ vườn đến bàn ăn” ai cũng trầm trồ khen ngợi.

Để có được kết quả này, chị Việt Hòa đã trải qua bao lần thất bại, có những lúc kiệt quệ cả về sức khỏe và kinh tế. Chị Hòa nhớ lại: Cách đây hơn 10 năm, gia đình chị mưu sinh bằng nghề bánh khọt (loại bánh ăn kèm với rau sống), loại bột dùng làm bánh là do chị tự nghiên cứu và đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ năm 2010. Với mong muốn phát triển và giữ gìn món bánh dân gian của gia đình, chị ấp ủ giấc mơ trồng rau sạch để tự phục vụ cho quán bánh khọt của mình và hy vọng khách đến ăn sẽ cảm nhận rồi chọn thực phẩm sạch cho gia đình.

Một lần qua bạn bè, chị Hòa biết đến công nghệ trồng rau sạch thủy canh nhưng giá chuyển giao quá cao, nên chị chỉ biết nhìn “sự nghiệp bánh khọt” mà tiếp tục ước mơ. Và cuối cùng cơ duyên cũng đến với chị, chị gặp một Việt kiều Mỹ có công nghệ trồng rau sạch thủy canh từ Israel, biết được tâm huyết của chị và đồng ý chuyển giao công nghệ cho chị với mức hỗ trợ 30% chi phí. Hai vợ chồng chị bàn nhau bán tài sản đất đai gia đình để đầu tư vườn rau thủy canh công nghệ cao. Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Minh Hòa do chị làm Giám đốc ra đời. Bên cạnh đó, chị mở một cửa hàng phục vụ cho việc kiểm chứng rau sạch.

Mong muốn có nhiều người sử dụng

Nhìn vào mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh của chị Hòa, nhiều người nghĩ chị đã thành công, nhưng với chị mới chỉ là thành công một nửa, là tạo được thương hiệu rau sạch, an toàn. “Để làm được điều đó, phải có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng tạo điều kiện để liên kết với nông dân, mở rộng mô hình sản xuất”, chị Hoà bộc bạch.

Hiện nay, mỗi ngày, gia đình chị đón hàng trăm lượt khách du lịch và nông dân đến thăm quan, học hỏi mô hình trồng rau sạch thủy canh. Những ai muốn chị chuyển giao công nghệ để làm theo, chị đều đưa ra một điều kiện rất “đặc biệt”: khi có sản phẩm phải bán lại cho chị để chị cung cấp cho người tiêu dùng theo phương châm “rau cao cấp, giá thấp cùng dùng”, bởi chị muốn người dân dù nghèo hay giàu ai cũng có cơ hội được dùng những sản phẩm an toàn, và chị làm vậy cũng là để duy trì được hiệu quả bền vững cho mô hình rau sạch thủy canh khép kín.

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.