Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm giàu trên mảnh đất phèn mặn

PV - 16:34, 14/08/2018

Chị Nguyễn Thị Thắm giới thiệu về mô hình trồng dưa chuột của gia đình. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều diện tích đất nông nghiệp tại các tỉnh Tây nam bộ nhiễm phèn mặn, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nông dân. Trước thực tế này, chị nguyễn Thị Thắm ở ấp Hòa Bình, xã Hòa Lợi, huyện giồng Riềng (Kiên giang) đã chủ động tìm hiểu, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế phù hợp; tích cực thay đổi cách canh tác, giống cây trồng, áp dụng các biện pháp khoa học-kỹ thuật vào sản xuất…; nhờ đó gia đình chị đã vươn lên trở thành hộ khá giả trong vùng.

đất phèn mặn Chị nguyễn Thị Thắm giới thiệu về mô hình trồng dưa chuột của gia đình.

Chị Thắm chia sẻ, trước đây, gia đình chị chủ yếu trồng lúa. Tuy nhiên những năm gần đây, đất đai bị ảnh hưởng xâm nhập mặn dẫn đến phèn mặn. Vì vậy, chị đã chuyển hướng sang sản xuất rau màu, trong đó có cây dưa leo. Trồng dưa leo trên đất phèn sợ nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, vì bệnh này không trị được mà chỉ phòng ngừa là chính.

Để diệt mầm bệnh trên ruộng dưa leo, sau mỗi vụ dưa leo kết thúc, chị Thắm cho đất nghỉ 1 tháng. Sau đó, chị cải tạo đất bằng cách dẫn nước vào ruộng, ngâm khoảng 5 ngày rồi tháo nước ra phơi nắng để đất khô tơi xốp. Tiếp đến chị, rắc vôi bột lên mặt cho đất hạ phèn rồi dẫn nước vào ủ tiếp, khoảng 1 ngày rồi xả nước ra, sau đó rải phân chuồng đã ủ lên mặt liếp và đậy màng phủ lại.

“Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công làm cỏ và hạn chế mưa dầm gây thối gốc dưa, gia đình tôi sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ gốc dưa đã được 2 năm nay. Lúc trước trồng ít, sản phẩm làm ra ít và không ổn định nên bán khó lắm. Giờ trồng số lượng nhiều, theo quy trình bảo đảm an toàn được đại lý thu mua nên đầu ra ổn định, không phải lo khâu tiêu thụ nữa” , chị Thắm phấn khởi nói.

Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm học hỏi được, mỗi vụ dưa được trồng trên 2 công (2.000 m2)/bờ, gia đình chị Thắm thu hoạch liên tục trong 30 ngày. Vào vụ thu hoạch rộ, với 28 bờ dưa chuột, chị thu về 600kg/ngày. Chị Thắm cho biết, mình gặp may vì thu hoạch ngay đợt cao điểm, được giá, trừ hết chi phí, mỗi vụ dưa lãi 20 triệu đồng. Cứ xoay vòng, cầm chắc trong tay lãi hơn 50 triệu/năm.

Với cơ ngơi là căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt; gần 2 ha ruộng kết hợp trồng màu, hiện nay, gia đình chị Thắm thu lợi gần 150 triệu đồng/năm. Gia đình chị được xem là hộ khá giả của xã Hòa Lợi. Dù cuộc sống đã tương đối ổn định, nhưng vợ chồng chị vẫn tìm hướng mở rộng thêm mô hình kinh tế. Tận dụng 2 công đất quanh nhà, anh chị đã cải tạo kết hợp thành vườn ao, chuồng để chăn nuôi gia cầm, phục vụ cho gia đình, nếu có khách mua, anh chị bán để tăng thu nhập.

Ông Trần Ngọc Khải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Giồng Riềng cho biết: Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất, tạo cho người dân có điều kiện học hỏi, mở rộng sản xuất hàng hóa. Từ đó, địa phương đã có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Gia đình chị Nguyễn Thị Thắm là một trong những hộ đi đầu chuyển đổi từ đất lúa sang trồng màu, ứng dụng khoa học-kỹ thuật thích ứng với biết đổi khí hậu tại địa phương, cho lợi nhuận cao.

“Thời gian qua, đã có nhiều nông dân đến tìm hiểu về mô hình kinh tế, chuyển đổi cây trồng của gia đình chị Nguyễn Thị Thắm. Chị Thắm luôn nhiệt tình chia sẻ cách làm với bà con” , ông Khải cho hay.

Ý VY

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.