Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng: Khởi tố nhóm đối tượng trong vụ triệt hạ gần 400 cây thông ở Đà Lạt

Văn Yên - 18:30, 11/08/2022

Ngày 11/8, Công an Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với 3 bị can để điều tra về hành vi hủy hoại rừng.

Đối tượng Dương Kim Hà tại hiện trường vụ phá rừng
Đối tượng Dương Kim Hà tại hiện trường vụ phá rừng

Theo đó, các bị can gồm: Lê Thị Minh (60 tuổi), quê quán tỉnh Tuyên Quang; Bùi Thị Huyền (38 tuổi), quê quán tỉnh Hòa Bình và Dương Kim Hà (40 tuổi), quê quán tỉnh Hà Tĩnh. Tất cả đều tạm trú tại phường 12, Tp. Đà Lạt.

Cơ quan chức năng cũng đang lấy lời khai của 4 người có liên quan đến vụ phá rừng trên, gồm: Quách Văn Khuyên (42 tuổi), Bùi Văn Giá (37 tuổi); Lê Văn Hà (47 tuổi) và Nguyễn Văn Hùng (47 tuổi). Cả 4 người này cùng ngụ ở phường 12, Tp. Đà Lạt.

Tại Cơ quan công an, các đối tượng trên thừa nhận hành vi phá rừng để chiếm đất sản xuất nông nghiệp.

Nhiều cây thông bị triệt hạ nằm ngổn ngang tại rừng
Nhiều cây thông bị triệt hạ nằm ngổn ngang tại rừng

Như Báo Dân tộc và Phát triển đã đưa tin, ngày 17/5, các cơ quan chức năng đã khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng xảy ra tại khoảnh 15, Tiểu khu 148B, thuộc địa phận phường 8, Tp. Đà Lạt. Lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Viên quản lý.

Theo thống kê, có gần 400 cây thông đường kính gốc từ 15 - 60 cm đã bị các đối tượng cưa hạ. Diện tích rừng bị cưa phá rộng khoảng 2 ha. Đây là vụ phá rừng thông quy mô lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện tại Đà Lạt.

Hiện vụ việc đang được Công an Tp. Đà Lạt tiếp tục điều tra, mở rộng.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.