Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng: Hơn 23 ha rừng bị mất sau khi giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án trồng rừng

Văn Yên - 19:20, 05/08/2022

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vừa có kết luận thanh tra toàn diện quá trình đầu tư, thực hiện dự án trồng rừng, trồng cao su và quản lý bảo vệ rừng do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Song Hải Long (gọi tắt là Công ty Song Hải Long) làm chủ đầu tư, tại huyện Đạ Huoai.

Một vụ phá rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian qua
Một vụ phá rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian qua

Theo kết luận thanh tra, đến nay, Dự án trồng rừng, trồng cây cao su và quản lý bảo vệ rừng tại Tiểu khu 575, xã Đạ Tồn, huyện Đạ Huoai chậm tiến độ đầu tư theo tiến độ cam kết; còn một số hạng mục chưa hoàn thành như: Trồng rừng, hệ thống nước, hệ thống xử lý môi trường vườn ươm... Dự án chưa đưa vào khai thác, nên chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Công ty Song Hải Long chưa làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư khi thay đổi tên người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, công ty này trồng các loại cây gồm lim xanh, sưa đỏ là không đúng các loại cây trồng theo Giấy chứng nhận đầu tư được cấp.

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế, để rừng bị lấn chiếm diện tích lớn, làm mất trữ lượng rừng, nên Công ty phải bồi thường tài nguyên rừng. Đối chiếu kết quả viễn thám, diện tích thực tế rừng bị mất tại Dự án là 23,01 ha, Công ty phải bồi thường.

Để xảy ra các tồn tại, vi phạm trên trách nhiệm trước hết thuộc về Công ty Song Hải Long. Mặt khác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Đạ Huoai, Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Huoai chịu một phần trách nhiệm đối với các tồn tại, hạn chế nêu trên.

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty Song Hải Long hoàn thành việc trồng rừng, xây dựng hệ thống nước, xử lý đối với các loại cây không đúng chủng loại được phép trồng; xây dựng phương án và tiến hành giải tỏa, trồng lại 38,43 ha đất rừng (trong đó 15,42 ha đất rừng bị mất trước thời điểm giao đất và 23,01 ha đất rừng bị lấn chiếm và khai thác trái phép trong quá trình thực hiện dự án).

Thực hiện nộp tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng do để mất rừng, thời gian thực hiện trước ngày 31/12/2022...

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Đạ Huoai theo dõi, đôn đốc Công ty Song Hải Long thực hiện giải tỏa đối với diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để trồng lại rừng.

Tăng cường kiểm tra để kịp thời xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các vi phạm được phát hiện.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.