Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng: Chấn chỉnh nha khoa “chui” ở Đơn Dương

Đông Hưng - 07:12, 14/11/2020

Trong suốt thời gian dài, nhiều người dân ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) bức xúc, lo lắng trước sự xuất hiện và hoạt động ngang nhiên của một số cơ sở nha khoa, nha khoa thẩm mỹ nghi hoạt động “chui”. Những lời quảng báo rầm rộ không sát với chuyên môn thực tế của các cơ sở này.

Nhiều biến chứng đã xảy liên quan đến nha khoa thẩm mỹ không uy tín.
Nhiều biến chứng đã xảy liên quan đến nha khoa thẩm mỹ không uy tín.

Hoạt động không phép

Từng làm khách hàng của nhiều cơ sở nha khoa thẩm mỹ, chị Lê Thị H. cho biết: Là huyện đang phát triển của Lâm Đồng nên nhiều cơ sở nha khoa đua nhau mọc lên. Có cơ sở làm rất nhiều chức năng khác nhau. Nằm ngay trung tâm huyện, Nha khoa thẩm mỹ Ka Đô do bà Lê Thị Thúy Vân làm chủ được giới thiệu rất rầm rộ với đủ các kiểu làm đẹp cho răng, nhưng khi đến thì thấy hệ thống cơ sở vật chất còn hạn chế.

Một số người dân khác ở Đơn Dương cũng cho biết: Làm nha khoa thẩm mỹ rất cầu kỳ, nhưng khi được hỏi về giấy phép thì Nha khoa thẩm mỹ Ka Đô lại không trưng ra được để khách hàng an tâm.

Không chỉ Nha khoa thẩm mỹ Ka Đô, Nha khoa 24h ngay thị trấn Thạnh Mỹ (Đơn Dương) do ông Trần Quang Kỷ làm chủ cũng bị phản ánh vì giới thiệu hoành tráng nhưng pháp lý hoạt động lại mập mờ. Để yên tâm khi lựa chọn các dịch vụ làm đẹp, người dân yêu cầu được xem giấy phép hoạt động, nhưng chủ cơ sở không cung cấp cho khách hàng mà chỉ trả lời vòng vo.

Xử phạt nghiêm và đình chỉ

Nhiều khách hàng thường sử dụng các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ nhận định: Thực tế, trong thời gian qua, ở nhiều địa phương trong nước vì chọn dịch vụ nha khoa thẩm mỹ ở những cơ sở không có uy tín, cơ sở “chui” nên khách hàng đã gặp phải những biến chứng khó lường như viêm lợi, viêm tủy chân răng nặng phải cấp cứu. Thậm chí một số cơ sơ chuyên môn nha sĩ, nhân viên thẩm mỹ không phù hợp, yếu kém nên dẫn đến tác hại cho sức khỏe người lựa chọn dịch vụ.

Để ngăn chặn tình trạng hoạt động “chui” của các cơ sở y tế tư nhân, ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng đã khẩn trương yêu cầu các bộ phận chuyên môn, Phòng Y tế tuyến huyện, thành phố… tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh, hành nghề dược, trang thiết bị y tế tư nhân. Đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm thì kiểm tra đột xuất.

Tại huyện Đơn Dương, qua rà soát, kiểm tra, đối chiếu thì hai cơ sở Nha khoa thẩm mỹ Ka Đô và Nha khoa 24h đúng là hoạt động “chui” như người dân phản ánh nên bị lập biên bản, hồ sơ chuyển lên UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét mức độ xử lý.

Căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu kiểm tra của ngành Y tế, ngày 26/10, ông Phạm Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký ban hành Quyết định số 2419/QĐ-XPVPHC phạt Nha khoa 24h số tiền 60 triệu đồng. Cơ sở này đã cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động theo quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 29, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Cũng trong ngày 26/10, ông Đa ký ban hành Quyết định số 2419/QĐ-XPVPHC phạt Nha khoa thẩm mỹ Ka Đô số tiền 60 triệu đồng với hành vi vi phạm như Nha khoa 24h.

Không chỉ bị xử phạt bằng tiền mà cả hai cơ sở trên còn bị đình chỉ mọi hoạt động dịch vụ cho đến khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, chính thức có giấy phép.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.