Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lai Châu: Xây dựng bản văn hóa gắn với quảng bá phát triển du lịch

Nhật Minh - 12:44, 05/11/2022

Nhiều năm nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nhờ các chính sách đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, đồng bào các dân dân tộc nơi đây đã có điều kiện thuận lợi để bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Đội văn nghệ bản Sin Suối Hồ (Phong Thổ) biểu diễn phục vụ du khách
Đội văn nghệ bản Sin Suối Hồ (Phong Thổ) biểu diễn phục vụ du khách

Những bản du lịch cộng đồng tiêu biểu

Chúng tôi đến bản Lao Chải, xã Khun Há (huyện Tam Đường, Lai Châu) - nơi có độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển với 100% đồng bào Mông sinh sống. Để khai thác tiềm năng và vẻ đẹp tự nhiên, các hộ dân nơi đây đã đồng lòng thực hiện xây dựng mô hình bản nông thôn mới kiểu mẫu để cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự đổi mới với những con đường bê tông len lỏi đến từng nhà, những chậu hoa trang trí tuyệt đẹp, những nếp nhà truyền thống được làm từ những tấm ván gỗ chắc chắn và được trang trí thêm nhiều những món đồ, vật dụng độc lạ, tạo nên một không gian “tiên cảnh” tại bản Lao Chải. Nhờ thế, Lao Chải thu hút rất đông du khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Mông nơi đây.

Du khách chụp ảnh lưu niệm với các bé người Mông tại bản Lao Chải , xã Khun Há
Du khách chụp ảnh lưu niệm với các bé người Mông tại bản Lao Chải , xã Khun Há

Tại Lao Chải, du khách cũng có thể ghé tới chợ, nơi bà con bày bán những mặt hàng nông sản tự trồng, tự nuôi như rau, củ, quả, gà, vịt... cả những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Mông như: xôi màu, thắng cố...

Trong số 16 khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh Lai Châu công nhận, có 13 khu, điểm là bản văn hóa du lịch. Trong đó, bản Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) được vinh danh là “Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam năm 2019”. Trong bản Sin Suối Hồ, người dân đã trồng được trên 40.000 chậu địa lan phủ khắp từ ngoài ngõ vào trong từng khuôn viên mỗi nhà. Đây cũng là một trong những nguồn thu lớn cho người dân trong bản.

Tại bản Sin Suối Hồ có 17 bungalows phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống cho du khách đến tham quan
Tại bản Sin Suối Hồ có 17 bungalows phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống cho du khách đến tham quan

Những con đường mòn leo đỉnh núi Bạch Mộc Lương Tử, Tả Liên Sơn, Sơn Bạc Mây và đường đến thác cũng được người dân trong bản sửa sang, làm đẹp. Trưởng bản Sin Suối Hồ Vàng A Chỉnh chia sẻ: “Với 20 nhà hàng và homestay, 17 bungalows, bản có thể phục vụ lưu trú cho hơn 300 khách và khoảng 500 khách ăn uống.

Tại Sin Suối Hồ, bà con dân bản đã chung tay xây dựng “bản 5 không” với tiêu chí: không uống rượu, không hút thuốc, không xả rác sai nơi quy định, không có tệ nạn xã hội, người dân không đeo bám-chèo kéo du khách. Trưởng bản cũng đang tiếp tục vận động bà con thực hiện không tảo hôn, không thả rông gia súc, không chặt phá rừng…”.

Gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch

Nghề se lanh, dệt vải, may trang phục vẫn được người Lự ở Lai Châu gìn giữ phát huy
Nghề se lanh, dệt vải, may trang phục vẫn được người Lự ở Lai Châu gìn giữ phát huy

Hiện tại, Lai Châu đã tập trung quy hoạch, xây dựng một số bản văn hóa du lịch cộng đồng, điểm nhấn là loại hình du lịch homestay, du lịch trải nghiệm, dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút khách tham quan, mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tại các điểm du lịch cộng đồng thường xuyên duy trì đội văn nghệ và sinh hoạt văn hóa dân gian phục vụ du khách. Đồng thời, các bản cũng bảo tồn, phát triển sản phẩm chợ phiên trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

Dẫn chứng về một số bản du lịch cộng đồng đã thành lập đội văn nghệ thường xuyên duy trì sinh hoạt văn hóa dân gian phục vụ du khách, anh Lù Văn Trân, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tam Đường chia sẻ: “Sau chuyến hành trình thăm hang động của bản Thẳm (xã Bản Hon) đã thấm mệt, du khách có thể ghé vào những hộ gia đình làm homestay để nghỉ ngơi và thưởng thức những món ẩm thực của người Lự như: Thịt lợn nướng (dờ mu pỉn), thịt lợn quay (dờ mu kho), xôi màu, món canh gà nấu gừng, canh rêu đá (tàu cay), canh măng (tanh nó), rượu ngô, rượu thóc...

Du khách thưởng thức ẩm thực và văn nghệ tại Bản Thẳm xã Bản Hon (huyện Tam Đường)
Du khách thưởng thức ẩm thực và văn nghệ tại Bản Thẳm xã Bản Hon ( huyện Tam Đường)

Trong bữa ăn, du khách có thể hòa mình vào những bài hát dao duyên, đối đáp; những điệu múa khăn, múa nón, múa quạt hay những bài hát dân ca réo rắt, véo von của các chàng trai, cô gái trong đội văn nghệ của bản… Rồi cùng chao nghiêng trong những điệu múa xòe, múa sạp đến xoay nghiêng trời đất. Mỗi buổi giao lưu như vậy, Đội văn nghệ của bản có nguồn thu từ 1 đến 2 triệu đồng.

Ông Lương Chiến Công, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu cho biết, để triển khai thực hiện Dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát trển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Lai Châu đã xây dựng Đề án về "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với nhiều nội dung trọng yếu, mang tầm chiến lược lâu dài như: Đầu tư các thiết chế văn hóa; bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống; khai thác, gìn giữ các giá trị văn hóa tại các điểm đến nhằm phát triển du lịch bền vững. Mỗi huyện sẽ tự chọn cho mình những sự kiện, lễ hội, hướng đi mới nhằm kích cầu, phát triển du lịch…

Lễ hội Then Kin Pang năm 2022 thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm
Lễ hội Then Kin Pang năm 2022 thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm

Có thể nói xây dựng bản văn hóa gắn với phát triển du lịch chính là phát huy bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội, và cũng thông qua đó, người dân tự nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của văn hóa, từ đó đề cao ý thức bảo tồn, phát huy, một hướng đi mới bền vững góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thời hội nhập.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.