Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lai Châu: Triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính

Trọng Bảo - 11:52, 21/10/2019

Thời gian qua, dù đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư, tuy nhiên, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Lai Châu luôn ở mức thấp so với cả nước, xếp từ 60 đến 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Để khắc phục thực trạng này, Lai Châu đã và đang triển khai nhiều giải pháp đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hướng tới một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp…

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu luôn lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công việc.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu luôn lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công việc.

“Trước đây, khi mình đi làm thủ tục về cấp quyền sử dụng đất thì phải qua quá nhiều các cơ quan, sở ngành. Có cơ quan phải đến mấy lần mới gặp và giải quyết được. Từ khi có Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, mình chỉ cần đến đây nộp hồ sơ và chờ kết quả”, chị Nguyễn Thùy Linh ở phường Tân Phong, TP. Lai Châu chia sẻ.

Bà Phạm Thị Nam Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu, cho biết: Trung tâm đã quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị phải lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ và thước đo cho hiệu quả công việc. Với việc tập trung đầu mối 15 sở, ngành thuộc UBND tỉnh và 2 doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Điện lực và Công ty CP Nước sạch đều bố trí công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ theo chuỗi liên thông, đã tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu thời gian cho người dân và doanh nghiệp đến làm các thủ tục. 100% tổ chức, cá nhân khi đến làm thủ tục tại Trung tâm đều đánh giá hài lòng và rất hài lòng.

Hiện tại, Lai Châu đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại 133 cơ quan, địa phương. Riêng Trung tâm Phục vụ hành chính công đã đưa gần 1.400 thủ tục hành chính vào giải quyết, trong đó có gần 300 thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý tại chỗ. Theo đó, 100% hồ sơ, thủ tục hành chính được số hóa, giải quyết trên môi trường mạng và được giám sát chặt chẽ từ khâu tiếp nhận.

Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, cho biết: Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong CCHC, tỉnh đã quán triệt tới từng lãnh đạo đầu ngành và những người đứng đầu phải thể hiện tinh thần quyết tâm, phải triển khai đồng bộ các giải pháp theo từng lĩnh vực phụ trách. Bên cạnh đó, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc mà các nhân, doanh nghiệp còn gặp phải trong quá trình giao dịch với cơ quan chức năng.

“Các cơ quan, ban ngành khi giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp phải bảo đảm đúng thời gian theo quy định, thậm chí là phải sớm hơn. Khi người dân, doanh nghiệp có việc phải giao dịch, chỉ cần đến 1 hoặc 2 lần. Chúng tôi đang hướng đến mục tiêu là cá nhân, tổ chức không cần phải đến Trung tâm mà có thể ngồi ở nhà cũng có thể đề nghị giải quyết thủ tục hành chính được... Có như vậy, mới có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương được”, ông Dũng nhấn mạnh.

Trung tâm Phục vụ hành chính công đã đưa gần 1.400 thủ tục hành chính vào giải quyết, trong đó có gần 300 thủ tục hành chính được tiếp nhận, xử lý tại chỗ. 100% hồ sơ, thủ tục hành chính được số hóa, giải quyết trên môi trường mạng và được giám sát chặt chẽ từ khâu tiếp nhận.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.