Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lai Châu: Nỗi lo thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

Hương Chi - Vũ Lợi - 17:02, 04/09/2021

Trước thềm năm học mới 2021 - 2022, tỉnh biên giới Lai Châu vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid -19, khi không có ca bệnh thứ phát trong cộng đồng. Đây điều kiện thuận lợi để học sinh trên địa bàn yên tâm tựu trường. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi đó, tỉnh cũng đang gặp khó khăn khi thiếu gần 700 giáo viên ở các ấp học.

Các thầy, cô giáo không ngại vượt khó đến các bản xa để vận động phụ huynh cho con em đến lớp
Các thầy, cô giáo không ngại khó khăn đến các bản xa để vận động phụ huynh cho con em đến lớp
Nằm ở độ cao gần 1.600m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ, xã biên giới Dào San, huyện Phong Thổ những ngày này thường có mưa kéo dài. Có những bản xa trung tâm gần 30km, đường sạt, trơn trượt, thế nhưng các thầy, cô giáo vẫn phải khắc phục đi bộ, đẩy xe vượt núi về bản để vận động phụ huynh và động viên học sinh chuẩn bị ra lớp.

Năm học mới này, nhà trường có hơn 700 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì. Đến nay 100% các phụ huynh đã ký cam kết cho học sinh ra lớp đúng thời gian. Khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, nơi ăn ở bán trú của học sinh đã được khắc phục xong. Tuy nhiên, việc thiếu giáo viên trầm trọng trong năm học này đang khiến nhà trường hết sức lo lắng.

Thầy giáo Trần Văn Duy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú THCS Dào San chia sẻ: Hiện nay, nhà trường đang thiếu tới 9 giáo viên. Để khắc phục tình trạng đó, nhà trường đang tiếp tục đề nghị lên Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và UBND huyện Phong Thổ bổ sung số lượng giáo viên còn thiếu.

"Đến thời điểm này, cơ bản 100% cán bộ, giáo viên và học sinh đã chuẩn bị sẵn sàng các công việc cho năm học mới. Ngay sau ngày tựu trường và các hoạt động trong khai giảng, chúng tôi cũng lưu ý đến việc giãn cách, thực hiện nghiêm công tác bảo đảm vệ sinh, sát khuẩn. Yêu cầu các đơn bị bố trí, sắp xếp chương trình phù hợp, thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh phòng, chống dịch mới".




Ông Đinh Trung TuấnGiám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu

Ngoài khó khăn về nhân sự, hiện nay do không đủ 50% số lượng học sinh ở bán trú, nên tới đây sẽ phải chuyển đổi mô hình. Riêng, năm học mới này nhà trường vẫn còn 245 em học sinh ở bán trú, nên cán bộ, giáo viên vẫn phải thực hiện nhiệm vụ như một trường bán trú. Đó cũng là một trong những khó khăn khi các thầy, cô thực hiện nhiệm vụ mà chế độ lại không có.

Còn với Trường PTDT bán trú Tiểu học Dào San năm học này cũng gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhà lớp học. Thực hiện chủ trương sáp nhập trường và đưa học sinh về trung tâm đã dẫn tới tình trạng thừa lớp học ở điểm trường lẻ, thiếu lớp học ở trung tâm. Với gần 1.000 học sinh, dự kiến bố trí 36 lớp, nên nhà trường phải bố trí tất cả các phòng học chức năng làm lớp học. Cán bộ, giáo viên sau khi tựu trường cũng đã đến tất cả các điểm bản để vận động học sinh ra lớp.

Các điều kiện về cơ sở vật chất ở các điểm bản tương đối bảo đảm, riêng ở trung tâm còn khó khăn, do rất đông học sinh và đang còn thiếu lớp, cũng như thiếu nhiều giáo viên trong năm học này. Bước đầu là nhà trường đã dồn các em học sinh cùng khối, để đảm bảo sỹ sỗ và bố trí đủ giáo viên dạy học.

Năm học 2021 - 2022, huyện biên giới Phong Thổ đã sáp nhập 65 trường xuống còn 48 trường, với hơn 900 lớp học và trên 23.000 học sinh. Hơn 500 phòng học bán kiến cố và phòng học tạm đã được các nhà trường sửa chữa, khắc phục sẵn sàng cho năm học mới. Dù đã sáp nhập trường, lớp để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực giảng dạy, thế nhưng đến nay, huyện Phong Thổ vẫn cần hơn 130 giáo viên mới đáp ứng đủ nhu cầu năm học.

Đến nay các nhà trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã cơ bản hoàn thiện việc sửa chữa trường lớp, lao động, vệ sinh, sẵn sàng cho năm học mới
Đến nay các nhà trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã cơ bản hoàn thiện việc sửa chữa, vệ sinh trường lớp, sẵn sàng cho năm học mới

Ông Phan Như Thắng, Phó Phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ cho biết: "Ngay từ đầu năm học, Phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường chuẩn bị cho năm học mới. Đến thời điểm hiện tại, số lượng phòng học tạm đã được các đơn vị khắc phục, chuẩn bị bảo đảm. Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Ngành cũng đã tham mưu với UBND huyện để thông báo hợp đồng giáo viên. Tuy nhiên, số lượng chưa thể đáp ứng được, do 2 năm gần đây UBND tỉnh chưa tổ chức tuyển dụng".

Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu, năm học này, địa phương có hơn 150.000 học sinh các cấp học, trong đó có khoảng 30.000 học sinh bán trú. Đến nay, phòng học tạm đã được các địa phương và các nhà trường chủ động khắc phục, bảo đảm lớp học cho học sinh ra lớp. Để khắc phục tình trạng thiếu gần 700 giáo viên so với định mức học sinh, chính quyền các địa phương đang tiếp nhận hồ sơ hợp đồng và thực hiện dồn lớp cùng khối; đồng thời bố trí giáo viên dạy tăng tiết để bảo đảm chất lượng giảng dạy năm học.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.