Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lai châu: Nhiều khó khăn trong đấu tranh với tội phạm ma túy

Hoài Dương - 16:23, 03/01/2020

Mặc dù lực lượng Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy - Công an tỉnh Lai Châu đã thực hiện nhiều giải pháp, triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm về ma túy, song, công tác đấu tranh, phòng, chống loại tội phạm này ở Lai Châu vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Công an kiểm tra tang vật vụ án
Công an kiểm tra tang vật vụ án

Thủ đoạn tinh vi, manh động

Là người trực tiếp tham gia triệt phá nhiều chuyên án lớn về mua bán trái phép chất ma túy có tổ chức, Thiếu tá Nguyễn Mỹ Đồng, Đội trưởng Đội đấu tranh phòng chống tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy (PC04) - Công an tỉnh Lai Châu cho biết: Chuyên án 519S là 1 trong 2 chuyên án gần đây nhất bắt quả tang đối tượng Giàng A Sỉa, sinh năm 1989, trú tại bản Nà Kế 2, xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) khi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Khám xét đối tượng, lực lượng chức năng đã thu giữ 7 bánh Heroin (tổng khối lượng 2.380 gam); 1 chiếc xe máy; 3 chiếc điện thoại di động.

Thiếu tá Đồng nhớ lại: “Cuộc truy bắt diễn ra vào hồi 14 giờ ngày 11/4/2019 tại nơi không có sóng điện thoại, lại có địa hình đồi núi hiểm trở, một bên là sông, một bên là núi thuộc bản Nậm Pậy, thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ (Lai Châu), khiến công tác truy bắt gặp nhiều khó khăn. Nhất là khi đối tượng luôn phòng thân bằng một con dao sắc, nhọn, sẵn sàng chống trả”.

Đó mới chỉ là một trong hàng trăm vụ án ma túy mà các cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Lai Châu đã bóc gỡ trong năm 2019.

Thượng tá Lê Quốc Khánh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Lai Châu, người trực tiếp chỉ huy nhiều chuyên án lớn về ma túy trên khu vực biên giới cho biết: Các đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy thường sử dụng các loại vũ khí “nóng” để chống trả lực lượng chức năng. Đặc biệt, các đối tượng thường ký gửi hàng hóa qua xe khách, thường xuyên thay đổi phương tiện, biển kiểm soát để đánh lừa lực lượng chức năng; lựa chọn địa bàn rừng núi hiểm trở, không có sóng điện thoại để giao nhận hàng… gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

Cần giải pháp đồng bộ

Tuy không có các tụ điểm phức tạp hay các xưởng sản xuất ma túy, nhưng Lai Châu được xác định là địa bàn trung chuyển các chất ma túy, bởi là tỉnh biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc và các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái - những địa bàn trọng điểm về ma túy dọc theo các tuyến Quốc lộ 4D, Quốc lộ 12, Quốc lộ 279.

Đây là địa bàn chiếm trên 85% là đồng bào DTTS, có trình độ nhận thức và hiểu biết hạn chế, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, nên theo Thượng tá Lê Quốc Khánh, cùng với việc thực hiện tốt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2020 định hướng 2030, đặc biệt thời gian qua, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy đã tăng cường lực lượng xuống cơ sở nắm bắt tình hình, rà soát đối tượng nghiện ma túy, đối tượng có dấu hiệu nghi vấn hoạt động phạm tội về ma túy, từ đó lên kế hoạch triệt phá đạt hiệu quả; xây dựng cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa lực lượng Công an các tỉnh trên tuyến…

Để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy hiệu quả, thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh Lai Châu cần tiếp tục vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm ma túy bằng nhiều hình thức; quan tâm tạo việc làm cho người lao động; không kỳ thị người nghiện hay gia đình có người nghiện ma túy...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.