Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cai nghiện ma túy tại cộng đồng: Tháo gỡ từ chính sách

Sỹ Hào - 10:50, 06/12/2019

Hiện nay, công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng vẫn gặp vô vàn khó khăn. Trong đó, nổi lên là những khoảng trống trong cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công tác cai nghiện ở cơ sở.

Các cơ sở cai nghiện tập trung đã có chính sách hỗ trợ nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Các cơ sở cai nghiện tập trung đã có chính sách hỗ trợ nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Khó cai tại cộng đồng

Theo thống kê của Bộ Công an, cả nước hiện có gần 230.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Nhưng đây cũng chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, bởi vẫn còn rất nhiều người nghiện chưa được đưa vào hồ sơ quản lý. 

Trong khi đó, cả nước chỉ có 105 cơ sở cai nghiện công lập, công suất theo thiết kế cho hơn 54.000 người cai nghiện. Nhưng hiện các cơ sở này mới tiếp nhận điều trị cai nghiện được cho hơn 38.000 người, chiếm khoảng 70% công suất theo thiết kế.

Để “lấp chỗ trống” này, thời gian qua, mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng đã được triển khai ở nhiều địa phương. Và trên thực tế, số người cai nghiện chủ yếu áp dụng mô hình cai nghiện “tại gia”. 

Như Thanh Hóa, theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh, trên địa bàn hiện có 7.468 người nghiện ma túy có hồ sơ thì chỉ có 576 người đang cai nghiện tại cơ sở cai nghiện của tỉnh; số còn lại đang cai nghiện tại cộng đồng. Còn tại Điện Biên, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức cai nghiện cho 831 người thì có 483 người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng... 

Điều này liệu có đồng nghĩa với việc, mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng thực sự hiệu quả? Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (tháng 6/2019), Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã đưa ra số liệu: 90% người cai nghiện ma túy tái nghiện sau cai nghiện. Có lẽ, đây là đáp án cho câu hỏi nêu trên.

Khó khăn trong công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cũng đã được đại diện chính quyền các địa phương chia sẻ. Trong một lần trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) cho rằng, một trong những mục đích của việc cai nghiện tại cộng đồng là để người nghiện được gia đình, người thân ở gần thường xuyên động viên. 

Nhưng vì vẫn sinh hoạt ngay tại địa phương nên họ có thể gặp gỡ, tiếp xúc với bạn bè xấu. Nếu không có sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ phía gia đình, địa phương và các tổ chức xã hội, sẽ tác động rất xấu đến người nghiện, khiến họ khó có thể từ bỏ được ma túy.

Tháo gỡ từ chính sách 

Theo lý giải của đại diện chính quyền địa phương, việc vận động người nghiện đi cai tại các cơ sở công lập gặp rất nhiều khó khăn, do người nghiện và gia đình không tự nguyện khai báo, đăng ký cai nghiện. Do đó, mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng rất được kỳ vọng.

Nhưng mô hình này rất khó thành công khi thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ. Thực tế cho thấy, đa số người nghiện là đối tượng nghèo, nhiều gia đình không có điều kiện cho người thân đi cai nghiện. Đặc biệt đối với những người nghiện sinh sống ở vùng sâu, vùng xa thì gần như không có điều kiện để cai. 

Trong khi đó, hiện nay, đối với người nghiện ma túy đi cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tập trung tại cơ sở cai nghiện ma túy thì được hỗ trợ toàn bộ kinh phí ăn, ở, sinh hoạt. Nhưng cai nghiện tại cộng đồng thì không được hỗ trợ. 

Cùng với đó, điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự, kinh phí, chế độ, chính sách cho công tác cai nghiện tại cộng đồng còn hạn chế; không có địa điểm cai nghiện tập trung tại địa phương, nên hầu như việc cai nghiện đều được tổ chức tại trung tâm y tế, nhà văn hóa các xã…

Để mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng thực sự hiệu quả, rất cần thiết xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Việc xây dựng chính sách hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng cũng sẽ là động lực để phát triển các mô hình cai nghiện dân lập. Bởi đây là lĩnh vực đầu tư mang tính xã hội, lợi nhuận không hấp dẫn nhà đầu tư.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.