Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít ruột đỏ

Như Ý - 14:38, 02/11/2021

Giống mít ruột đỏ thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta, vậy nên khi trồng bà con cần chú ý đến công đoạn chăm bón và tỉa cành đúng thời điểm. Nhằm giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cao ổn định hàng năm thì bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc mít ruột đỏ như hướng dẫn sau đây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít ruột đỏ

Thời vụ

Giống mít ruột đỏ có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thích hợp trồng vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 (đầu mùa mưa) vì vào thời điểm này lượng mưa dồi dào nên cây sinh trưởng tốt hơn.

Chọn giống

Không nên chọn bầu cây được nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Hãy chọn cây ghép có đường kính gốc ghép 1-1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm, khoẻ mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng tốt nhất.

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng thích hợp nhất là loại đất thịt cát pha có thành phần cơ giới nhẹ. Đất cần được làm luống và vun xới trước khi trồng.

Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng cây mít ruột đỏ bằng nhiều cách như gieo hạt, trồng bầu cây hay chiết và giâm cành. Tuy nhiên phương pháp trồng bằng bầu cây được nhiều người lựa chọn.

Trước khi trồng phải đào hố, bón lót. Khi đào hố thì đào hố rộng 0,8 – 1m; bón lót 25 – 35kg phân chuồng hoai mục; 300 – 500g lân và 1kg vôi bột. Đất tốt thì đào hố rộng 0,7 – 0,8m; sâu 0,6 – 0,7m; bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai mục; 200 – 300g lân và 0,5kg vôi bột. Để ý, phải trộn đều phân các loại cùng đất lấp đầy miệng hố trước khi trồng 7 ngày.

Dùng cuốc moi đất giữa hố, bóc vỏ bầu, đặt cây thẳng đứng bằng mặt hố, lấp đất đầy và nén chặt xung quanh. Chú ý không được làm vỡ bầu làm đứt rễ sẽ khiến cây héo ngay vài ngày khi trồng. Để giúp cây đứng vững cần cắm hai cọc chéo buộc giữa cây rồi dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc và tưới đẫm nước.

Mít ruột đỏ cho màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon khác biệt hơn các giống mít thường.
Mít ruột đỏ cho màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon khác biệt hơn các giống mít thường.

Kỹ thuật chăm sóc

Cách chăm sóc mít ruột đỏ không quá cầu kỳ và mất thời gian do đây là cây lâu năm. Nhưng những tháng đầu tiên khi trồng cần đảm bảo đủ nước tưới, làm sạch cỏ.

Việc bón phân cực kỳ quan trọng sẽ giúp cây đủ dinh dưỡng nuôi cây và quả lâu dài. Do đó, khi trồng mít ruột đỏ được khoảng 1 năm cần bón phân 1 lần lần bằng nước phân chuồng hoai. Khi cây được khoảng 2 – 3 năm tuổi tiếp tục bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 – 1kg lân; 0 , 3 – 0 5kg kali. Cho tới khi cây từ 4 năm tuổi trở lên bón tăng lượng phân.

Kỹ thuật tỉa cành và phòng bệnh

Trồng cây mít ruột đỏ cũng cần phải tỉa các cành tăm, cành sâu bệnh giúp cây thông thoáng. Ngoài ra việc tỉa bới quả xấu, quả sâu bệnh, quả nhỏ và cả những quả bình thường cho mật độ quả phù hợp với từng cây.

Trồng mít ruột đỏ ngoài các loại rệp sáp, rầy mền, ruồi đục quả, sâu đục thân, ở mít có sâu đục quả, ấu trùng đục lỗ tiếp giáp giữa quả với nhau. Để phòng trừ sâu bệnh cần phun các loại thuốc như trêbon, shespa 25EC…

Thu hoạch

Thời gian từ lúc mít ruột đỏ ra hoa đến lúc cho thu hoạch khoảng 5 tháng. Căn cứ vào màu sắc và hình dạng của quả để quyết định thời điểm thu hái. Mít ruột đỏ khi chín vỏ sẽ chuyển sang màu hơi vàng sáng. Các gai mít sẽ nở căng lên vỗ có tiếng kêu bồm bộp. Thu hái mít vào thời tiết không mưa và bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp mít để được lâu./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.