Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023): Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

PV - 17:05, 18/05/2023

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền bắc (13/8/1962). (Nguồn: hochiminh.vn)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền bắc (13/8/1962). (Nguồn: hochiminh.vn)

Do đó, Người quán triệt, bồi dưỡng cán bộ: "Việc huấn luyện còn hữu danh vô thực, làm chỉ cốt nhiều mà không thiết thực"; "phải luôn luôn tùy theo hoàn cảnh mà bày vẽ cho họ về phương hướng công tác, cách thức công tác, để cho họ phát triển năng lực và sáng kiến của họ, đúng với đường lối của Ðảng... Luôn luôn tìm cách cho họ học thêm lý luận và cách làm việc, làm cho tư tưởng, năng lực của họ ngày càng tiến bộ".

Bồi dưỡng cán bộ là một nội dung trong công tác xây dựng Ðảng, là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhất là trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, của người đứng đầu. Với vai trò và trách nhiệm của mình, lãnh đạo cấp ủy, người lãnh đạo cao nhất cần phải phát hiện, lựa chọn đúng những cán bộ có phẩm chất đạo đức và khả năng phát triển để đưa đi bồi dưỡng.

Nội dung bồi dưỡng cho cán bộ cũng cần phải hướng đến mục tiêu làm cho cán bộ hiểu rõ nhiệm vụ vẻ vang của mình, bất kỳ ở địa vị nào, làm công việc gì đều vì nhân dân, vì Tổ quốc mà đấu tranh; nâng cao ý thức thực hành "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"; có ý thức đấu tranh tẩy trừ bệnh quan liêu, bệnh tham ô, lãng phí, a dua, dối trá, làm trái pháp luật. Làm cho mỗi cán bộ trở thành những tấm gương, "góp phần vào việc củng cố Ðảng về tư tưởng, về tổ chức".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những khuyết điểm trong việc tổ chức bồi dưỡng cán bộ như: "lý luận và thực tế không ăn khớp với nhau", "dạy chính trị thì mênh mông mà không thiết thực, học rồi không dùng được", hiệu quả ít, còn mang tính hình thức, không biết quý chất lượng hơn số lượng, nên khuyết điểm là mở lớp quá đông. Người căn dặn: "Mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận. Ðừng mở lớp lung tung". Người nhấn mạnh: "Mở lớp huấn luyện là một việc rất tốt, rất cần. Nhưng phải hiểu rằng: học cốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích".

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cán bộ, Ðảng ta đã triển khai đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, trong đó khâu bồi dưỡng cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ðảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên của các cơ quan học viện, nhà trường được giao nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ. Hình thức bồi dưỡng cán bộ thông qua việc cử cán bộ đi luân chuyển, biệt phái và nghiên cứu thực tế địa phương được chú trọng.

Ðảng ta đã chỉ đạo triển khai việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng vị trí, chức danh của cán bộ lãnh đạo các cấp; gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị theo các lĩnh vực, địa bàn khác nhau. Theo đó: "Ðào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch. Ðào tạo gắn với tiêu chuẩn từng chức danh và yêu cầu sử dụng cán bộ. Ðổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Ðầu tư thích đáng cho việc đào tạo cán bộ đảng" (1). Với sự cố gắng, tích cực của cấp ủy và chính quyền các cấp, thời gian qua công tác bồi dưỡng cán bộ đã đạt được kết quả quan trọng, (cả về chất lượng và số lượng), tạo nên nguồn lực to lớn, góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng cán bộ vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một trong những nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cấp ủy và lãnh đạo các cấp về công tác cán bộ. Ðã có không ít cán bộ được quy hoạch và cử đi bồi dưỡng không xuất phát từ yêu cầu cán bộ, từ khả năng phát triển và phẩm chất đạo đức của cán bộ, mà lại được lựa chọn bởi nhiều yếu tố khác, thậm chí do "chạy chọt", tiêu cực. Lại có một số trường hợp do "mâu thuẫn nội bộ", cho nên bị "đẩy đi học" ở các lớp "bồi dưỡng" có khi không liên quan gì đến chuyên môn, nghiệp vụ. Vì thế, dù đã được tham gia nhiều khóa bồi dưỡng, có nhiều bằng cấp, chứng chỉ tốt nghiệp, nhưng chưa đạt mục tiêu, yêu cầu, yếu kém về phẩm chất và năng lực lãnh đạo thực tiễn, nói chưa hay, làm cũng dở.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng cán bộ vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một trong những nguyên nhân thuộc về trách nhiệm của cấp ủy và lãnh đạo các cấp về công tác cán bộ. Ðã có không ít cán bộ được quy hoạch và cử đi bồi dưỡng không xuất phát từ yêu cầu cán bộ, từ khả năng phát triển và phẩm chất đạo đức của cán bộ, mà lại được lựa chọn bởi nhiều yếu tố khác, thậm chí do "chạy chọt", tiêu cực.

Về vấn đề này, trong các kỳ đại hội và các hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng Ðảng, công tác cán bộ, Ðảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá và kiểm điểm nghiêm túc. Ðối với công tác bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, Ðảng ta đã nêu rõ những hạn chế, yếu kém, chỉ ra những nguyên nhân làm cho chất lượng cán bộ được cử tham dự các khóa bồi dưỡng còn hạn chế. Cụ thể như: Chương trình bồi dưỡng lạc hậu, thiếu tính cập nhật, bổ sung tri thức mới; nội dung bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên còn nặng về lý thuyết, thiếu về kỹ năng thực hành lãnh đạo, (kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông...); đội ngũ giảng viên chưa có sự đổi mới về phương pháp sư phạm, (chủ yếu là phương pháp thuyết trình), truyền đạt kiến thức một chiều (thầy nói, trò nghe), làm cho người học nhàm chán; nhiều khóa bồi dưỡng mang tính hình thức, chạy theo số lượng, thành tích.

Ðảng ta xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chỉ nhằm nâng cao trình độ nhận thức lý luận, bổ sung kiến thức mới, mà còn phải tập trung bồi dưỡng năng lực lãnh đạo thực tiễn cho cán bộ. Việc thực hiện chủ trương tăng cường điều động cán bộ đi luân chuyển và kéo dài thời gian luân chuyển, tạo điều kiện cho cán bộ có thời gian tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm kỹ năng thực hành quản lý, lãnh đạo, góp phần bồi dưỡng cán bộ thông qua thực tiễn. Cần tiếp tục các hình thức bồi dưỡng, cử cán bộ đi nghiên cứu thực tiễn, tham quan học hỏi; xây dựng kế hoạch kèm cặp cán bộ, bồi dưỡng nhận thức lý luận thông qua thực hành công tác, giúp cho cán bộ nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý. Thống nhất việc đánh giá cán bộ bằng hiệu quả thực thi nhiệm vụ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ.

Ðối với đối tượng cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, do cấp ủy chịu trách nhiệm lựa chọn, chỉ định tham gia, phải căn cứ vào vị trí công tác, chức danh lãnh đạo để cử đi cho phù hợp, thiết thực. Ðối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể; đồng thời đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy... Ðổi mới nội dung theo hướng: Nội dung bồi dưỡng phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của từng đối tượng cán bộ và yêu cầu thực tiễn đặt ra; không bồi dưỡng, cập nhật những gì nhà trường có. Thời gian tổ chức các lớp bồi dưỡng phải được tham khảo, nghiên cứu để đa số cán bộ được cử đi bồi dưỡng có thể tham gia; đồng thời bảo đảm mục tiêu, hiệu quả thiết thực; chỉ có như vậy, mới có thể nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

-------------------------------------------------------

(1) Văn kiện Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ðại hội VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1994, tr. 62.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.