Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỷ luật giáo dục mới: "Lạt" phải mềm hơn nữa…

Hồng Phúc - 09:53, 27/11/2020

Vấn đề giáo dục mà dư luận thời gian gần đây tranh cãi gay gắt nhất, là dự thảo các quy định mới của ngành giáo dục như: giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường; bỏ quy định buộc thôi học. Nhưng những quy định “nhân văn” này liệu có tác dụng đưa học sinh vào nề nếp, kỷ luật hay không, lại là câu chuyện gây ra nhiều băn khoăn.

Kỷ luật tích cực trong môi trường giáo dục chính là phương pháp “lạt mềm buộc chặt”
Kỷ luật tích cực trong môi trường giáo dục chính là phương pháp “lạt mềm buộc chặt”

Mới đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo (lần 2) Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 08/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo dự thảo, các nhà trường không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh.

Có ba mức khiển trách, cảnh cáo và "tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm". Việc tạm đình chỉ học tập tối đa là 2 tuần lễ. Trong khi ở thông tư cũ, mức kỷ luật nặng nhất là buộc thôi học một năm.

Trong năm học 2019-2020, Trường THCS Ngô Quyền (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) đã kỷ luật em học sinh M.Q bằng cách bắt em học sinh (HS) này công khai đọc bản kiểm điểm, nhận lỗi do đã xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc BTS trên mạng xã hội trước toàn trường. Bên cạnh đó, em M.Q còn bị đình chỉ học bốn ngày, phải lao động công ích trong thời gian xử lý kỷ luật và có thể nhận hạnh kiểm trung bình đến yếu trong học kỳ 1. Quyết định xử lý kỷ luật em M.Q được thực hiện theo Thông tư 08/1988 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn khen thưởng và kỷ luật HS.

Rõ ràng trong trường hợp này, chúng ta đều thấy rằng, vấn đề kỷ luật HS dường như đang đi quá xa so với lỗi vi phạm của học sinh. Với những trẻ vị thành niên đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nhân cách nhưng đã bị kiểm điểm nặng nề như vậy có thể sẽ trở thành một sự tổn thương lớn đối với tâm lý của các em. Nhất là trong thời đại công nghệ, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Bởi thế giới của học sinh thời nay phức tạp hơn, nhạy cảm hơn ngày xưa rất nhiều.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam,  Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục thuộc Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), chia sẻ: “Cho đến nay, tất cả những kỷ luật tiêu cực đã không còn thích hợp, không phù hợp với bối cảnh hiện tại khi mà cả xã hội đang thực hiện các quyền trẻ em”.

Có thể thấy, tinh thần nhân văn trong dự thảo những quy định mới, giống như người xưa vẫn dạy “lạt mềm buộc chặt”, khi kỷ luật hướng đến nhân văn, khuyến khích phát triển trong giáo dục. Nó khác hẳn với những quy định truyền thống khi buộc học sinh phải sợ hãi, lo lắng mà chấp hành, dù đôi lúc các em chưa nhận thức được hành vi của mình đúng, sai thế nào.

Vì thế, ông Nam cho rằng, kỷ luật tích cực là làm cho học sinh vào kỷ luật trong một bầu không khí tích cực là dạy và cung cấp cơ hội để cho những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật.

Cô Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết, học sinh ở trường mắc lỗi phải thực hiện các hình thức kỷ luật như chăm sóc vườn cây, xếp dọn thư viện... Điều đó khiến các em có suy nghĩ tích cực hơn. Bởi phạt học sinh thì dễ, dạy dỗ được mới khó.

Trên thực tế, cũng có nhiều băn khoăn cho rằng, những hình thức kỷ luật mới này liệu có tác dụng gì với học sinh cá biệt, "lạt" mềm liệu buộc có chặt? "Lạt" mềm phải mềm hơn. “Mềm" không phải dễ dãi mà là không cực đoan, đẩy cả thầy và trò vào chân tường. Thay vào đó, là các giải pháp để tạo chuyển biến từ bên trong của học sinh từ sự thấu hiểu, cảm thông.

Nếu những sai lầm của học sinh được phân tích, nhìn nhận dưới góc độ lắng nghe, trao đổi, có lẽ “kỷ luật” sẽ là từ hạn chế được nói đến. Khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, bắt buộc người thầy cũng phải đổi thay để xây dựng những triết lý giáo dục phù hợp với thời đại.

Tuy nhiên, dù hình thức khen thưởng hay kỷ luật nào đi chăng nữa, thì khả năng của giáo viên trong việc giải quyết các tình huống mới là quan trọng. Mỗi giáo viên cần phải được tập huấn các phương pháp giáo dục, khen thưởng, động viên, nhắc nhở kịp thời để xây dựng môi trường giáo dục nhân văn mà vẫn có kỷ cương. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.