Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV: Sự khởi đầu tốt đẹp cho nhiệm kỳ mới

Minh Thu - 15:39, 30/07/2021

Trong 9 ngày làm việc của một kỳ họp, Quốc hội Khóa XV đã khép lại với nhiều quyết sách quan trọng, tạo tiền đề cho toàn khóa. Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, đoàn kết, trí tuệ và trách nhiệm, kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, mở ra cơ hội cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV là sự khởi đầu tốt đẹp cho nhiệm kỳ mới
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV là sự khởi đầu tốt đẹp cho nhiệm kỳ mới

Sự khởi đầu tốt đẹp

Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới có vai trò rất quan trọng, đặt nền móng cho hoạt động của Quốc hội khóa XV. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Các cơ quan chức năng, lực lượng tuyến đầu và cả hệ thống chính trị, đang căng mình tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng, đời sống của Nhân dân.

Quốc hội đã thống nhất cao quyết nghị, rút ngắn thời gian kỳ họp 8 ngày so với dự kiến. Đồng thời, chủ động đề xuất, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chương trình, thảo luận và bổ sung vào Nghị quyết chung của kỳ họp những biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nhằm tạo cơ sở pháp lý, tăng tính chủ động cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các địa phương; kịp thời đáp ứng công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch, kể cả khi tình huống dịch bệnh phức tạp hơn, có thể phát sinh trong thời gian tới.

“Điều đó cho thấy, Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đã lắng nghe hơi thở của cuộc sống, bám sát yêu cầu thực tiễn, hành động nhanh nhạy, kịp thời, chia sẻ, sát cánh, đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, Chính phủ và các cơ quan hữu quan vì mục tiêu trước hết và trên hết, là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của Nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định.

Nhận định về kỳ họp thứ Nhất, đại biểu Phạm Thị Hồng Yến (Bình Thuận) cho biết: Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV có thể gọi là một kỳ họp lịch sử trong một giai đoạn lịch sử của đất nước. Đứng trước giai đoạn lịch sử, những quyết sách của Quốc hội đã thích ứng kịp thời với bối cảnh, tình hình, thách thức đang đặt ra. Đồng thời, kỳ họp cũng tạo ra những khung pháp lý, tạo ra cơ cấu tổ chức của Chính phủ, cơ quan chấp pháp của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tại Kỳ họp
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tại Kỳ họp

Ý thức sâu sắc trước những khó khăn, thách thức rất lớn do đại dịch Covid-19, Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đã phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, xác đáng để Quốc hội xem xét, thông qua, và ban hành 29 Nghị quyết vừa kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa quyết định những vấn đề quan trọng có tính chiến lược, dài hạn, góp phần làm nên một kỳ họp thành công trên nhiều phương diện.

Quốc hội đã hoàn thành nhiệm vụ hệ trọng là xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức và bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trò chuyện với các đại biểu bên hành lang Quốc hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trò chuyện với các đại biểu bên hành lang Quốc hội

Nhiều cơ hội cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tại kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022. Quốc hội đã dành nhiều thời gian xem xét, quyết định hệ thống các kế hoạch giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Việc xem xét, quyết định tổng thể các kế hoạch, chương trình trung hạn 5 năm, ngay trong kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ, là nỗ lực rất lớn của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan; có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tạo điều kiện để Chính phủ, các cơ quan, các ngành, các cấp, các địa phương sớm chủ động triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, cũng như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tại nghị trường Quốc hội, trong những phiên thảo luận về các Chương trình mục tiêu quốc gia, về các gói cứu trợ, an sinh xã hội, về tình hình kinh tế -xã hội (KT-XH) 6 tháng và cả nhiệm kỳ 2021-2025, các đại biểu Quốc hội cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng hộ nghèo, vùng đồng bào DTTS. Trong đó, mục tiêu hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, các mô hình tạo sinh kế được nhiều đại biểu quan tâm.

Các đại biểu biểu quyết thông qua một số Nghị quyết tại Kỳ họp
Các đại biểu biểu quyết thông qua một số Nghị quyết tại Kỳ họp

Như chia sẻ của đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị): Trong thời gian tới, đối với người nghèo, vùng đồng bào DTTS, cần chú trọng việc đào tạo nghề, chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, chú trọng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, vận động người dân tham gia vào các chuỗi sản xuất. Với ba Chương trình mục tiêu quốc gia, vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi để vươn lên.

Kỳ họp thứ Nhất đã rất thành công, tạo tiền đề, động lực và mở ra một khởi đầu tốt đẹp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Nói về ý nghĩa của Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “Thành công của kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV là sự khởi đầu tốt đẹp cho nhiệm kỳ mới…”.

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.