Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công tác giảm nghèo phải hướng tới đảm bảo sinh kế bền vững

Minh Thu - 20:43, 28/07/2021

Tại kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Để thực hiện hiệu quả Chương trình trong thời gian tới, nhiều đại biểu đã có những kiến nghị, đề xuất hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.


Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sáng 28/7
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sáng 28/7

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 28/7, Quốc hội tiến hành biểu quyết, thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Trước khi tiến hành biểu quyết, nhiều đại biểu đã có những kiến nghị, đề xuất hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.

Đại biểu Triệu Thị Huyền (Yên Bái): Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn.

Đại biểu Triệu Thị Huyền. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Triệu Thị Huyền. Ảnh: TTXVN

Thời gian qua, cùng với cả nước, các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, trong đó có Yên Bái, đã có nhiều nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững. 

Do đó, thời gian tới, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, để các địa phương chủ động trong việc triển khai thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng lồng ghép, tích hợp... nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo các mục tiêu và yêu cầu đã đề ra.

Trong việc thiết kế chính sách giảm nghèo, cần cân đối hợp lý giữa các chính sách hỗ trợ có điều kiện và hỗ trợ cho không, giữa hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp. Mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm đảm bảo thoát nghèo bền vững.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long): Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, hướng đến đảm bảo sinh kế bền vững.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang
Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang

Đề nghị Chính phủ và bộ chủ quản phải quyết liệt chỉ đạo, rà soát, đánh giá tổng thể dự báo cơ hội, thách thức đối với các chương trình mục tiêu quốc gia đã, đang chuẩn bị triển khai thực hiện để tránh trùng lắp về nội dung, địa bàn, nguồn lực đầu tư và đối tượng thụ hưởng cụ thể của chương trình. 

Trong huy động, phân bổ, giải ngân sử dụng các nguồn lực phục vụ giảm nghèo bền vững; chú trọng triển khai các chính sách hỗ trợ có điều kiện, ưu tiên bố trí nguồn lực trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với những mục tiêu, yêu cầu chặt chẽ hơn, gắn với đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội; thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; phát triển kinh tế bền vững cho hộ nghèo, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội,…

Đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình): Cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương.

Đại biểu Trần Quang Minh
Đại biểu Trần Quang Minh

Chương trình giảm nghèo bền vững cần thể hiện rõ sự kết nối giữa các ngành liên quan, đặc biệt là sự vận động chung tay của các doanh nghiệp trong vấn đề liên kết tạo sản phẩm và ưu tiên tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm của người dân…

Mặt khác, cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, cơ sở vì cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức thực hiện, trong khi công tác lập kế hoạch giảm nghèo hằng năm ở cơ sở chưa sát với thực tiễn, một số nơi chưa quan tâm điểm chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo. Việc lập kế hoạch giảm nghèo chủ yếu dựa vào cán bộ chính sách, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể ở địa phương.

Đại biểu Chau Chắc (An Giang): Đảm bảo đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.

Đại biểu Chau Chắc. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Chau Chắc. Ảnh: TTXVN

Qua Tờ trình của Chính phủ, tôi nhất trí cao về sự cần thiết xây dựng chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong quá trình triển khai thực hiện phải tiến hành rà soát, điều tra định lượng cụ thể, bảo đảm tính khả thi cao, đồng thời phải chủ động rút kinh nghiệm sâu sắc những chính sách, chương trình, dự án trước đây thực hiện chưa đạt, chưa tốt.

Về mức đầu tư và cơ cấu các nguồn lực trong tổ chức thực hiện, do nguồn ngân sách của ta còn khó khăn, đề nghị chủ thể được giao đòi hỏi phải chủ động, linh hoạt, khai thác nhiều nguồn lực trong và ngoài ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. 

Từng dự án thành phần phải cụ thể, phù hợp từng đối tượng, địa bàn, đảm bảo đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; khơi dậy tính tự lực, tự cường vươn lên của người nghèo, nâng cao thực chất đời sống của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.