Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Nhiều ý kiến khác nhau về Luật giao thông đường bộ

Thanh Huyền - 17:29, 16/11/2020

Tiếp tục Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, ngày 16/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 16/11.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 16/11.

Thảo luận tại phiên họp, đa số các đại biểu không đồng thuận với việc tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, giao thông đường bộ là một thể thống nhất được liên kết chặt chẽ, đồng bộ giữa bốn thành tố: Kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện và quy tắc giao thông. Do đó, việc tách một số nội dung của Luật Giao thông đường bộ để hình thành dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là chưa hợp lý.

Đề cập tới việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên), cho rằng Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chưa tuân thủ một cách đầy đủ theo trình tự thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Một số chính sách không được đánh giá tác động hoặc được đánh giá tác động ở Báo cáo đánh giá tác động trong hồ sơ để đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã có sự thay đổi. Ví dụ việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe ở trong Báo cáo đánh giá tác động không chỉ ra bất cập. Đặc biệt là trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ cũng không chỉ ra bất cập để có sự sửa đổi, bổ sung hoặc chuyển cơ quan khác cấp phép đào tạo, sát hạch. Việc này liên quan rất lớn đến hơn 2.000 cán bộ, công chức, viên chức đang thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, các đại biểu còn cho ý kiến về thẩm quyền cấp giấy phép mô tô, ô tô từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tiêu chuẩn của quốc lộ, rà soát an toàn giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, giao thông thông thôn, cần có thêm biển chỉ đường giúp cho người lái xe đi đúng hướng...

Phát biểu kết luận tại Phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết: Góp ý vào dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), tại Hội trường có 26 ý kiến và 4 tranh luận về dự án Luật này. Các đại biểu tán thành cần sửa đổi Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) năm 2008 để đảm bảo an toàn giao thông, cơ sở hạ tầng và kết cấu giao thông hiện hành.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng nhấn mạnh: Các nội dung về giao thông đường bộ cũng như vấn đề sát hạch giấy phép lái xe cũng sẽ được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan thẩm tra, soạn thảo dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa, bổ sung trước khi Quốc hội tiếp tục xem xét.

Cũng trong ngày 16/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh; biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.