Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kon Tum: Thực hiện hiệu quả chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS

Ksor H’Nhuên - 06:34, 11/11/2022

Những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh nói riêng. Nhiều chính sách đối với học sinh DTTS luôn được ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh, thông qua đó, con em đồng bào DTTS được học tập xuyên suốt qua các bậc học và theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các em học sinh DTTS Trường PT DTNT huyện Sa Thầy trong ngày khai giảng năm học mới 2022-2023
Các em học sinh DTTS Trường PT DTNT huyện Sa Thầy trong ngày khai giảng năm học mới 2022-2023

Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống. Toàn tỉnh hiện có trên 312 ngàn người DTTS, chiếm gần 55% tổng số dân toàn tỉnh. Năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 399 cơ sở giáo dục đào tạo, trong số đó hệ thống trường chuyên biệt dành cho học sinh DTTS tiếp tục được duy trì phát huy hiệu quả với 42 trường Phổ thông dân tộc bán trú, 9 trường phổ thông dân tộc nội trú; có 5.565 lớp mầm non, phổ thông với  trên 161 ngàn trẻ và học sinh phổ thông (trong đó riêng đối với trẻ và học sinh DTTS có trên 23 ngàn trẻ, trên 39 ngàn học sinh cấp tiểu học, 41 ngàn học sinh cấp THCS, trên 4.700 học sinh cấp THPT).

Những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo đối với học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh nói riêng. Nhiều chính sách đối với học sinh DTTS luôn được ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh, thông qua đó, nhiều con em đồng bào DTTS được học tập xuyên suốt qua các bậc học và theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Những kết quả nổi bật trong lĩnh vực này có thể kể đến như Chính sách về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ. Đến nay, 102/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đối với phổ cập giáo dục tiểu học, tỉnh đã đạt chuẩn mức độ 2; cấp huyện có 1 huyện đạt mức độ 2, 9 huyện, thành phố mức độ 3. Về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, có 15 xã mức độ 1, 67 xã mức độ 2, 20 xã mức độ 3. Tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 với 5 xã mức độ 1 và 97 xã mức độ 2, có 1 huyện mức độ 1 và 9 huyện, thành phố mức độ 2.

Tính riêng trong giai đoạn 2016-2021, tỉnh đã thực hiện 5 nhóm chính sách hỗ trợ đối với học sinh DTTS, kinh phí thực hiện 1.106.918,3 triệu đồng, tổng số lượt học sinh thụ hưởng là 653.250 em, gồm có: Chính sách hỗ trợ ăn trưa trẻ mầm non 3-5 tuổi (hỗ trợ 122.247 lượt, kinh phí 152.981,7 triệu đồng); Chính sách sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập (hỗ trợ 370.786 lượt, kinh phí 231.050,6 triệu đồng); Chính sách hỗ trợ tiền ăn, ở (hỗ trợ 141.328 lượt, kinh phí 505.073 triệu đồng); Chính sách ưu tiên cho dân tộc rất ít người (hỗ trợ 1.727 lượt, kinh phí 11.810 triệu đồng); Chính sách đối với học sinh nội trú (hỗ trợ 17.162 lượt, kinh phí 206.003 triệu đồng).

Sản phẩm “Thiết bị nướng cơm lam bán tự động” của 2 em Y Tuệ, học sinh lớp 9 và Lò Huyền Trang, học sinh lớp 8 Trường PT DTNT huyện Sa Thầy đạt giải Ba Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên - Nhi đồng toàn quốc lần thứ 17 năm 2020-2021
Sản phẩm “Thiết bị nướng cơm lam bán tự động” của 2 em Y Tuệ, học sinh lớp 9 và Lò Huyền Trang, học sinh lớp 8 Trường PT DTNT huyện Sa Thầy đạt giải Ba Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên - Nhi đồng toàn quốc lần thứ 17 năm 2020-2021

Chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên DTTS: tổng số sinh viên cử tuyển tốt nghiệp ra trường giai đoạn 2010 - 2015 là 454 sinh viên, trong đó trình độ đại học 268, trình độ cao đẳng 17, trình độ trung cấp 169; tổng số sinh viên có việc làm 363, đạt tỷ lệ 79,95%, trong đó đại học 260 đạt tỷ lệ 97,01%, cao đẳng 17 đạt tỷ lệ 100%, trung cấp 86 đạt tỷ lệ 50,88%. 

Từ năm 2015 đến năm 2017, các huyện, thành phố không còn có nhu cầu đào tạo cử tuyển, do đó UBND tỉnh không tuyển sinh. Từ năm 2016 - 2019 đã thực hiện chi trả chế độ cho đối tượng cử tuyển những năm trước 2015...

Ngoài các nhóm chính sách chung của Trung ương, nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh (Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 3/12/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII “về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS giai đoạn 2008-2015”; Quyết định số 62/2007/QĐ-UBND ngày 26/12/2007 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 23/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV “về tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS giai đoạn 2016-2020”...), các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc chi trả chế độ dạy phụ đạo với tổng kinh phí từ năm 2016 - 2020 là 58.966,8 triệu đồng; chi trả kinh phí cho giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo người DTTS là 2.684 triệu đồng.

Với nhiều chính sách được triển khai đồng bộ, chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS đến hết năm học 2021-2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đối với giáo dục mầm non: tỷ lệ trẻ DTTS 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt trên 90%, tỷ lệ trẻ DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt gần 100%, duy trì tỷ lệ trẻ em DTTS từ 5 - 6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào học lớp 1 đạt 100%. Đối với giáo dục phổ thông: tỷ lệ trẻ DTTS trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học đạt gần 100%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THCS có học lực từ trung bình trở lên đạt trên 92%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THPT có học lực từ trung bình trở lên đạt trên 92%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THCS có học lực khá, giỏi trên 28%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THPT có học lực khá, giỏi 36%.

Nhiều năm qua, Tỉnh Kon Tum đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS. (Ảnh XB)
Nhiều năm qua, Tỉnh Kon Tum đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS. (Ảnh XB)

Có thể nói các chính sách dân tộc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là các nhóm chính sách hỗ trợ cho học sinh DTTS đã có những tác động tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh, từng bước giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách đối với học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum đã xác định trong thời gian tới, các cấp, ngành cần triển khai nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục đào tạo.

 Đồng thời tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/5/2021 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh những vùng có đông đồng bào DTTS…

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.