Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi lần thứ V năm 2023

Ngọc Chí - 21:14, 21/08/2023

Ngày 21/8, Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Kon Tum lần thứ V năm 2023.

Ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu khai mạc Hội thi
Ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum phát biểu khai mạc Hội thi

Hội thi thu hút sự tham gia của gần 90 thí sinh là công chức tư pháp và hòa giải viên cơ sở đến từ 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Hội thi gồm 4 phần: Tự giới thiệu, trắc nghiệm, xử lý tình huống và tiểu phẩm. Trong đó, tiểu phẩm là phần thi trọng tâm. Thông qua các tình huống thực tế, các đội sẽ truyền tải sâu rộng các quy định của pháp luật liên quan đến công tác hòa giải, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Hội thi diễn ra trong 2 ngày (ngày 21 - 22/8).

Các đại biểu tham dự Hội thi
Các đại biểu tham dự Hội thi

Phát biểu khai mạc Hội thi, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum khẳng định: Công tác hòa giải ở cơ sở là biện pháp quan trọng, góp phần giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, xây dựng con người Việt Nam sống có ý thức trong cộng đồng, có lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, tôn trọng pháp luật, có mối quan hệ hài hòa trong gia đình và xã hội.

Phần thi chào hỏi của Đội huyện Sa Thầy
Phần thi chào hỏi của Đội huyện Sa Thầy

Hiện nay, toàn tỉnh Kon Tum có 762 tổ hòa giải với 4.826 hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải trung bình có từ 5 - 9 hòa giải viên với thành phần chủ yếu là Trưởng thôn, Trưởng ban Công tác Mặt trận, cán bộ hưu trí, già làng, Người có uy tín; hòa giải viên là những người có phẩm chất đạo đức, uy tín, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tự nguyện tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; có khả năng thuyết phục, vận động Nhân dân, có hiểu biết pháp luật.

Phần thi chào hỏi của Đội huyện Ia H’Drai
Phần thi chào hỏi của Đội huyện Ia H’Drai

Từ năm 2013 - 2023, trên địa bàn tỉnh tiếp nhận 6.719 vụ việc, trong đó có 5.877 vụ việc hòa giải thành (đạt tỷ lệ 87,46%), 842 vụ việc hòa giải không thành. Điều này cho thấy, hơn 10 năm qua kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng được coi trọng và đạt được mục đích đề ra của hoạt động này.

Phần thi tiểu phẩm của Đội huyện Đăk Hà
Phần thi tiểu phẩm của Đội huyện Đăk Hà

Hội thi Hòa giải viên giỏi là dịp để những người làm công tác hòa giải trong toàn tỉnh giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng vận dụng các quy định pháp luật cũng như phong tục tập quán tốt đẹp vào hòa giải, góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành ở cơ sở. Hội thi cũng là kênh thông tin, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến cuộc sống gần gũi, thiết thực hàng ngày của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.