Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng Nai: Triển khai thực hiện tốt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở"

Thanh Hoài - 10:02, 12/12/2022

Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 -2022", công tác hoà giải ở cơ sở đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quan tâm thực hiện. Qua đó đã giúp đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải, thực hiện tốt công tác hoà giải ở cơ sở.

Hòa giải viên của xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch tham dự Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ năng hòa giải do Sở Tư pháp tổ chức
Hòa giải viên của xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch tham dự Hội nghị trực tuyến tập huấn kỹ năng hòa giải do Sở Tư pháp tổ chức

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tổ chức 140 cuộc tập huấn với 22.126 lượt người tham dự, cấp phát 22.126 tài liệu phục vụ tập huấn và hơn 10.000 tài liệu khác cho đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở, bố trí kinh phí với hơn 4.3 tỷ đồng, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Thông qua thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, năng lực của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đã được nâng cao, giúp giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; nhận thức pháp luật của Nhân dân trên địa bàn có sự chuyển biến; số vụ tranh chấp mâu thuẫn, vi phạm phạm luật trong năm 2020 và 2021 giảm; số vụ việc phải đưa ra Tòa án giảm so với giai đoạn trước, tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư được nâng cao, qua đó góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong quan hệ dân sự.

Các mục tiêu của Đề án cơ bản đã đạt và vượt, cụ thể: Toàn bộ các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp, Trang Thông tin điện tử các huyện, thành phố và Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh.

100 tổ hòa giải (mục tiêu là 95%) được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; 100 hòa giải viên ở cơ sở mới được bầu, bổ sung, kiện toàn hằng năm được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành; 100% hòa giải biên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành;  91,1% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành; Hoàn thành việc thực hiện các hoạt động chỉ đạo điểm.

Bên cạnh đó, cũng có mục tiêu chưa đạt được đó chính là việc tổng kết, rút kinh nghiệm đối với hoạt động chỉ đạo điểm và nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Thông qua hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nhận thức của đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao góp phần giúp nâng tỷ lệ hòa giải thành, cụ thể năm 2022 là 78% tăng so với năm 2021 (76,2%). Tuy nhiên do các mâu thuẫn ngày càng phức tạp vì liên quan nhiều đến đất đai nên tỷ lệ hòa giải thành vẫn chưa cao. Không có vụ, việc hòa giải ở cơ sở được Tòa án ra quyết định công nhận do các bên đương sự không yêu cầu Tòa án công nhận.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 936 tổ hòa giải với 5.436 hòa giải viên. Từ năm 2019 đến nay, các tổ hoà giải đã tiếp nhận và thực hiện hoà giải 7.465 vụ việc, hoà giải thành 5.904, đạt 79%.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.