Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sơn La đạt trên 85% tỷ lệ hòa giải thành công

Tân Trào - 13:37, 01/12/2022

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm, chú trọng công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở.

(CĐ- Bộ Tư pháp): Sơn La đạt trên 85% tỷ lệ hòa giải thành công
Hòa giải viên phối hợp tuyên truyền pháp luật cho người dân tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. (Ảnh: TS).

Thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, hướng dẫn các tổ hòa giải tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở; thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải.

Hàng năm, Sở Tư pháp đã tham mưu với UBND tỉnh kiểm tra trực tiếp tại 12 huyện, thành phố và tại mỗi địa phương kiểm tra từ 1 - 2 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn về công tác củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải; lựa chọn những Người có uy tín, am hiểu về pháp luật tham gia làm thành viên; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ hòa giải... Nhờ đó, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn trong những năm qua, ngày càng đi vào nề nếp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Đến nay, 100% tổ hòa giải được kiện toàn ở các tổ, bản, tiểu khu; đội ngũ hòa giải viên đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Tính đến nay, toàn tỉnh Sơn La có tổng số 2.505 Tổ hòa giải với 14.947 hòa giải viên. Trung bình mỗi tổ hòa giải có từ 5 - 7 hòa giải viên là những người đang tham gia hoạt động trong các tổ chức đoàn thể của thôn, bản, tiểu khu. Tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh bình quân đạt trên 85%.

Thông qua hoạt động hòa giải, những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời; nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật; hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp; giữ gìn tình đoàn kết trong khu dân cư; góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.