Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kon Tum: Đồng bào Rơ Măm được quan tâm, đầu tư toàn diện từ Đề án của tỉnh

Nguyệt Anh - 12:14, 05/12/2022

Đề án Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Rơ Măm) trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 là cụ thể hóa Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030.

Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ dân tộc Rơ Măm ở Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Ảnh BDT Kon Tum)
Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ dân tộc Rơ Măm ở Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Ảnh BDT Kon Tum)

Thực hiện Quyết định số 744/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum ban hành Đề án Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Rơ Măm) trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 86/KH-BDT ngày 17/11/2022 của Ban Dân tộc về việc thực hiện Đề án trong năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm khuyến Nông tỉnh Kon Tum đã tổ chức lớp tập huấn phổ biến, chuyển giao kiến thức cho đồng bào Rơ Măm tại Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

Nội dung tập huấn gồm 2 chuyên đề: Giới thiệu Đề án Đầu tư phát triển kinh tế- xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Rơ Măm) tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025; Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản và đi thực tế tham quan mô hình tại một số hộ gia đình nuôi bò sinh sản tại Làng Le, xã Mô Rai.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò giống sinh sản, bò thịt cho đồng bào dân tộc Rơ Măm tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy

Tại buổi tập huấn, các báo cáo viên đã trình bày những vấn đề cơ bản về thực trạng kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc Rơ Măm; Nội dung tổng thể về Đề án Phát triển kinh tế- xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Rơ Măm) trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025; Hướng dẫn đồng bào các kiến thức về những giống bò phổ biến ở Việt Nam và tỉnh Kon Tum; thức ăn, chuồng trại cho bò; kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản; chăm bê sau khi sinh; một số bệnh thông thường ở bò và cách điều trị; thực hành chế biến thức ăn…

Kết thúc lớp tập huấn, các hộ đồng bào Rơ Măm đều nắm vững được các nội dung đã được phổ biến và phấn khởi khi được tham gia, hưởng lợi từ Đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030.  

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.