Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi đồng bào Rơ Măm quyết tâm thoát nghèo : Bước qua lời nguyền (Bài 1)

H.Đại - 18:56, 26/08/2022

Dân tộc Rơ Măm là một trong những DTTS rất ít người trong 53 DTTS ở nước ta. Tại tỉnh Kon Tum, người Rơ Măm chủ yếu cư trú ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Những năm 1992 trở về trước, đồng bào Rơ Măm vẫn còn tồn tại hủ tục tin vào một lời nguyền là không chăn nuôi bò. Để bước qua lời nguyền này, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đồng bào Rơ Măm là cả một quá trình khó khăn.

Già làng A Blong hiện đang đi đầu trong chăn nuôi bò tại làng Le
Già làng A Blong hiện đang đi đầu trong chăn nuôi bò tại làng Le

Ám ảnh chuyện xưa

Chúng tôi được cán bộ thôn dẫn đến nhà già làng A Blong, làng Le, xã Mô Rai. Trong ngôi nhà ván đơn sơ, vừa mới được tráng nền xi-măng, nghe già làng kể lại những tập quán, phong tục lạc hậu ăn sâu bám rễ trong tư tưởng, nhận thức của người dân làng Le trước đây, trong đó có chuyện đồng bào kiêng kị việc nuôi bò.

Theo già A Blong, già không nhớ rõ phong tục không nuôi bò có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ thời già còn nhỏ, đã được nghe những người lớn tuổi trong làng kể. Ngày xưa, có hai chị em nhà nọ, do nuôi bò thả rông vào vườn phá hết các loại cây trồng, nên họ gây gổ rồi từ bỏ nhau.

 Cũng trong năm đó, do bệnh dịch xảy ra mà không ai biết nên đàn bò của làng chết rất nhiều, rồi cả người trong làng cũng chết mà không rõ nguyên nhân. Từ đó về sau, nhiều chuyện đồn thổi rồi mặc định như một lời nguyền là, hễ ai nuôi bò là bò sẽ chết. Rồi còn có chuyện chủ nuôi bò cũng bị chết theo, làm dân làng hoảng sợ nên không dám nuôi.

Ông Nguyễn Hữu Dũ, Chủ tịch UBND xã Mô Rai, cho biết: Mãi đến năm 1992, Viện Dân tộc học Việt Nam nghiên cứu, và biết dân tộc Rơ Măm vẫn luôn tồn tại suy nghĩ lạc hậu như vậy nên đã xây dựng đề án, với số tiền đầu tư là 8 tỉ đồng để phát triển chăn nuôi bò, xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm...; giúp đồng bào làng Le bước qua lời nguyền.

"Ban đầu, dự án cấp cho mỗi hộ 2 con bò, 50 hộ là 100 con. Tuy nhiên, thời gian đầu việc chăn nuôi không có kết quả, bò chết dần. Ngoài ra, có một số bò bị mất, nên nhiều hộ chán nản, không muốn nuôi bò nữa. Qua đó, dân làng Le lại càng tin lời nguyền xưa là có thật, vì 100 con bò được hỗ trợ đầu tiên chết dần chết mòn, rồi bị mất, người dân ở đây nản thực sự",  ông Dũ nhớ lại chuyện trước kia.

Nuôi dê cũng đang là một hướng đi mới ở làng Le
Nuôi dê cũng đang là một hướng đi mới ở làng Le

Bước qua lời nguyền 

Ông A Ren, người dân trong làng tâm sự: "Tôi nay già rồi, không còn đủ sức để làm rẫy hay đi săn bắt con thú. Nhờ những con bò của nhà nước hỗ trợ mà già hiện nay có ngôi nhà kiên cố ở và tiếp tục với công việc chăm sóc những con bò khác để có thu nhập cho gia đình". Trước đây, gia đình chỉ trồng mì, nhưng trồng miết trên rẫy cũ nên năng suất không cao, phải chuyển qua chăn nuôi bò do nhà nước hỗ trợ. Bò phát triển tốt nên bán bò làm nhà cao, chắc chắn, không sợ gió bão nữa.

Anh A Thái, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn làng Le, cho biết: Hiện nay, thế hệ trẻ ở làng Le lớn lên vẫn nghe các già làng kể về lời nguyền, về phong tục không nuôi bò của dân làng mình. Nhưng đó chỉ là câu chuyện cũ nhắc nhở con cháu nhớ về những thời gian khó, lạc hậu xưa kia, so sánh với cuộc sống hôm nay, để tiếp tục vươn lên xây dựng cuộc sống mới. 

Người dân làng Le trồng cây điều xen cây mì
Người dân làng Le trồng cây điều xen cây mì

Và thực tế đã chứng minh, các chàng trai, cô gái Rơ Măm nay đã biết trồng cây cao su để phát triển kinh tế, coi việc nuôi bò là một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, từ 80% hộ nghèo của những năm 2010, đến nay chỉ còn 27% hộ nghèo và 30% hộ cận nghèo. 

"Cha ông ngày trước chỉ nuôi trâu thôi, nhưng thấy dân khổ quá. Nhà nước quan tâm vận động bà con phát triển nuôi bò, bởi việc chăn nuôi gia súc, đặc biệt là bò và dê rất phù hợp với vùng đất nơi biên giới này, nếu chăm sóc tốt bò, dê phát triển rất nhanh, lại là mặt hàng dễ tiêu thụ, được giá nên bây giờ thu nhập của bà con đã được nâng lên. Trong đó, nhiều hộ đã mua được tivi, xe máy và các vật dụng đắt tiền để phục vụ đời sống, sản xuất", anh A Thái chia sẻ. 


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.