Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kon Tum: Đồng bào DTTS huyện Sa Thầy thụ hưởng những công trình đầu tư từ Chương trình MTQG 1719

Ngọc Chí - 19:05, 05/09/2023

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự động thuận của Nhân dân, huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Các em học sinh Trường THCS Phan Đình Phùng, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy phấn khởi khi trường được đầu tư xây dựng khang trang từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Các em học sinh Trường THCS Phan Đình Phùng, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy phấn khởi khi trường được đầu tư xây dựng khang trang từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Cụ thể, huyện đã đầu tư hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 20 công trình cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi; tróng đó, 15 công trình giao thông, 2 công trình trường học, 2 công trình văn hóa, 1 công trình nước sinh hoạt tập trung. Đang xây dựng 26 công trình; trong đó, 17 công trình giao thông, 1 công trình trường học, 3 công trình văn hóa, 1 công trình nước sinh hoạt tập trung, 1 công trình thủy lợi, 1 dự án ổn định dân cư, 1 công trình chợ dân sinh và 1 công trình phục vụ cộng đồng khác.

Diện mạo các thôn, làng vùng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy đổi thay nhờ nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719
Diện mạo các thôn, làng vùng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy đổi thay nhờ nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719

Huyện cũng đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 264 hộ, nước sinh hoạt phân tán cho 335 hộ; tổ chức đào tạo nghề cho 362 lao động; dạy xóa mù chữ cho 104 người vùng đồng bào DTTS, tập huấn nâng cao năng lực cho 190 người dân cộng đồng; tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, truyền thông trong vùng đồng bào DTTS nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện chính sách dân tộc, Chương trình MTQG, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và đang triển khai nhiều mô hình, dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người dân… Ước tính tổng vốn giải ngân đến cuối năm 2023 là 86.361 triệu đồng.

Sa Thầy là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, DTTS chiếm trên 57% dân số toàn huyện. Từ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719 đã từng bước làm thay đổi bộ mặt các thôn, làng vùng đồng bào DTTS và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.